4/10/22

CHÚ GÀ TRỐNG GỌI - BEAT

 Do kích thước tệp lớn, không thể tải lên Blog. Hãy click vào link sau để tải Beat.

👇👇


CHÚ GÀ TRỐNG GỌI - BEAT


Lời bài hát:

Kim Hữu


Ó ó o ó ò

Tiếng chú gà trống gọi

Ðập cánh gáy vang

Ò ó o o

Ò ó o o

 

Nắng đã lên sáng rồi

Tiếng gáy vang khắp trời

Gọi chú bé mau

Dậy bước ra sân

Dậy tiếng hô vang

1…2…1…2

 

Ó ó o ó ò

Tiếng chú gà trống gọi

Ðập cánh gáy vang

Ò ó o o

Ò ó o o

 

Nắng đã lên sáng rồi

Tiếng gáy vang khắp trời

Gọi chú bé mau

Dậy bước ra sân

Dậy tiếng hô vang

1…2…1…2

 

 

CÁ VÀNG BƠI - BEAT

 Do kích thước tệp lớn, không thể tải lên Blog. Hãy click vào link dưới đây để tải beat.

👇👇


CÁ VÀNG BƠI - BEAT


Lời bài hát:

Hà Hải

Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng
Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong
Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh
Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong.

GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI 24 - 36 THÁNG TUỔI

GIÁO ÁN NHẬN BIẾT- TẬP NÓI



I:TÊN BÀI: Nhận biết về các loại rau (ăn củ, ăn quả, ăn lá).

- Lứa tuổi: 24 – 36 tháng tuổi.

- Số trẻ: 6.


II: MỤC ĐÍCH:

- Cho trẻ nhận biết, gọi tên các loại rau (ăn củ, ăn quả, ăn lá).

- Biết một số đặc điểm chính và tác dụng của chúng.

- Phân biệt được các loại rau ăn củ, ăn quả ăn lá.

- Nội dung tích hợp: đếm, đọc theo cô, phân biệt màu sắc, công dụng của từng loại rau.


III: CHUẨN BỊ:

- Các loại rau tươi, sạch, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc: củ cà rốt, trái cà chua và rau cải xanh.


IV: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

    




STT


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ



HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ


1.

 


  • Hoạt động 1:


  • Hướng sự chú ý của trẻ về phía mình:

      + Cùng trẻ hát bài: “cháu yêu bà”.






- Trẻ hát và đi theo cô.


2.


  • Hoạt động 2:


  Giới thiệu các loại rau cho trẻ biết.

  • Giới thiệu rau ăn củ (củ cà rốt). 

     + Là rau ăn củ, có màu cam.

     + Có hình dạng dài.

     + Củ cà rốt nằm dưới mặt đất.

  • Giới thiệu rau ăn quả (quả cà chua).

    


     + Cà chua thuộc nhóm rau ăn quả.

  + Có hình dạng tròn.

     + Khi chưa chín thì có màu xanh, khi chín rồi sẽ có màu đỏ tươi.

  • Quả cà chua không nằm dưới lòng đất giống như củ cà rốt mà nằm ở trên cây.

  • Giới thiệu rau ăn lá (rau cải xanh).

  

    + Có màu xanh.

    + Có hình dạng dài.

    + Lá có màu xanh sẫm còn thân thì màu xanh nhạt hơn.







- Trẻ quan sát và lắng nghe cô.


3.


  • Hoạt động 3:


  1. Cho trẻ quan sát củ cà rốt và nhận xét.

- Cho trẻ nhận biết về hình dạng (thuôn dài), màu sắc của củ (màu cam).

      + Củ cà rốt được trồng ở đâu hả các con?

      + Củ cà rốt được dùng để làm gì nhỉ?

  • Cho trẻ đọc bài thơ: “củ cà rốt”.


  1. Cho trẻ quan sát quả cà chua và nhận xét.

+ Quả cà chua có hình dạng như thế nào nhỉ?

+ Quả có màu gì hả các con?

+ Các con có biết cà chua được trồng ở đâu không nào? 

+ Cà chua được dùng để làm gì?


  1. Cho trẻ quan sát cây cải xanh.

+ Đây là cây rau gì hả các con?

+ Nó có màu gì nhỉ?

+ Lá có màu đậm hơn thân phải không các con?

+ Có bạn nào biết rau được trồng ở đâu không nhỉ?

+ Rau được dùng để làm gì nào?

  • Cô cho trẻ xem tranh về một số loại rau và giới thiệu tên của chúng cho trẻ biết.


  1. Giới thiệu tác dụng của các loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá đối với con người.

       

      

       + Được dùng để chế biến các món ăn.

       + Cung cấp vitamin cho cơ thể.

 -   Hàng ngày mẹ của các con có thường hay nấu các món từ các loại rau, củ, quả này cho các con ăn không nào?






- Trẻ quan sát, lắng nghe để trả lời cô.




-  Trẻ đọc theo cô.


- Trẻ quan sát.

- Trả lời các câu hỏi của cô.





- Trẻ quan sát

 - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.




- Trẻ lắng nghe cô nói.









- Trẻ trả lời cô.


4.


  • Hoạt động 4.


Nhận biết:

  • Cô phát cho mỗi trẻ một cái rổ nhựa trong đó có đựng 3 loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá (cà rốt, cà chua, rau cải xanh) tươi, sạch.


+ Các con lấy cho cô xem củ cà rốt (quả cà chua, rau cải xanh) của mình nào?

  • Cô giúp trẻ sửa sai bằng cách gợi ý lại đặc điểm từng loại rau.

+ Bây giờ các con lấy một loại rau tùy thích trong rổ của mình và cho cô biết tên của chúng nhé?

  • Cô sửa sai, nhắc lại đặc điểm nhận dạng các loại rau một lần nữa cho trẻ hiểu. Nếu trẻ vẫn làm sai thì cô lấy mẫu giơ lên cho trẻ xem và yêu cầu trẻ tìm loại rau giống cô trong rổ của mình.

  • Yêu cầu trẻ làm lại theo cô.






- Trẻ nhận đồ cô phát cho và để trước mặt.



- Trẻ làm theo ý của cô.


- Trẻ chú ý lắng nghe cô.







- Làm lại theo cô.




5.



  • Hoạt động 5.


  • Kết thúc bài dạy.

  • Yêu cầu trẻ giúp cô cất đồ thứ.






- Trẻ giúp cô mang đồ để đúng vị trí.



 

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM

 I. MỞ ĐẦU: 

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc chủ yếu nhất của quá trình dạy học hiện đại là tham gia. Hoạt động dạy học khuyến khích người học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để đạt được mục tiêu học tập và khai thác tiềm năng của mỗi người, giúp cho mỗi người có sự phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải tiến hành nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng sáng tạo của người học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp luyện tập, phương pháp điều phối,…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phương pháp dạy học nhóm đóng một vai trò quan trọng quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích giáo dục đã đề ra.


II. PHẦN CHÍNH: 

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, tức là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Theo nghĩa này thì học sinh của một lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tự lực hoàn thành công việc được giao trên cơ sở tự phân công và hợp tác làm việc. Khi hết thời gian thảo luận nhóm, kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Điều đặc biệt là có rất nhiều cách chia nhóm trong phương pháp này. Chúng ta có thể chia thành 10 nhóm cơ bản sau:

  1. Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm

  2. Các nhóm ngẫu nhiên

  3. Nhóm ghép hình

  4. Các nhóm với những đặc điểm chung

  5. Các nhóm cố định trong thời gian dài

  6. Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu

  7. Phân chia theo năng lực học tập khác nhau

  8. Phân chia theo các dạng học tập

  9. Nhóm với các bài tập khác nhau

  10.  Phân chia học sinh nam và nữ

     Đề ra được tiến trình dạy học là một việc làm quan trọng để việc thực hiện phương pháp dạy học nhóm đạt được hiệu quả cao. Tiến trình dạy học nhóm được tiến hành qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ. Đây là giai đoạn làm việc toàn lớp, bao gồm các bước sau:

  • Giới thiệu chủ đề

  • Xác định nhiệm vụ của từng nhóm

  • Thành lập các nhóm

Giai đoạn 2: Làm việc nhóm, bao gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị chỗ làm việc

  • Lập kế hoạch làm việc

  • Thỏa thuận quy tắc làm việc

  • Tiến hành giải quyết nhiệm vụ

  • Chuẩn bị báo cáo kết quả

Giai đoạn 3: Trình bày, đánh giá kết quả, bao gồm các bước sau:

  • Các nhóm trình bày kết quả

  • Đánh giá kết quả

  Phương pháp dạy học nhóm cũng tương tự  như kiểu phương pháp dạy học kiến tạo - tìm tòi. Phương pháp này có chức năng kiến tạo hoặc thúc đẩy hoạt động và hành vi tìm tòi của người học trong các tình huống suy nghĩ và thực nghiệm. Quy trình và chiến lược này không có tính chất áp đặt, chúng chỉ có vai trò định hướng, chỉ dẫn và chỉ tác động thực sự khi quá trình tìm tòi của người học bế tắc hoặc sai lệch với mục tiêu đã định. Mô hình phổ biến của phương pháp dạy học kiến tạo- tìm tòi bao gồm: 

  • Kiến tạo - tìm tòi di chuyển 

  • Kiến tạo - tìm tòi biến đổi

  • Kiến tạo - tìm tòi bằng phân hóa hành động

  • Kiến tạo - tìm tòi theo giai đoạn 

Phương pháp dạy học nhóm tự bản thân tên gọi nó đã nói lên được ưu điểm nổi bật nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tính năng động của người học sẽ được bộc lộ trong khi làm việc nhóm, nhờ đó mà sức ì của học sinh cũng được hạn chế. Khi hoạt động cùng với các thành viên trong nhóm, học sinh sẽ tự tin bộc lộ những quan điểm, sở trường của bản thân, có trách nhiệm hơn đối với công việc và điều quan trọng là người học rèn luyện được khả năng giao tiếp cho bản thân, thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Khi áp dụng phương pháp dạy học nhóm chúng ta sẽ gặp phải một số khó khăn như: Mất thời gian để chia nhóm, để phân công công việc,…Đôi khi điều kiện vật chất của lớp học như số lượng học sinh, số lượng và cách bài trí bàn ghế cũng là một trở ngại không nhỏ cho quá trình dạy học nhóm. Mặc dù vậy nhưng nếu chúng ta biết cách hạn chế những nhược điểm, khắc phục những khó khăn trở ngại khi tiến hành phương pháp thì chúng ta sẽ thấy được tính ưu việt của phương pháp này.

Ngày nay, để giảm bớt gánh nặng và để đạt được hiệu quả giáo dục cao Sở giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trực tiếp cho từng trường, cụ thể hơn là giao cho hiệu trưởng của mỗi trường đảm nhận trách nhiệm này. Ở mỗi đơn vị trường lại phân nhỏ ra từng nhóm chuyên môn  hoạt động dưới sự điều hành và quản lý của nhóm trưởng nhằm tiến hành công việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc làm này cho hiệu quả giáo dục rõ ràng vì nó phát huy được tính tích cực, chủ động trong vai trò làm chủ của mỗi một đơn vị. Đây cũng là một hình thức hoạt động nhóm lớn.

Với vai trò là một nhà quản lý giáo dục, để áp dụng tốt phương pháp dạy học nhóm trong hoạt động dạy học của mình thì việc đầu tiên chúng ta phải nắm chắc được số lượng học sinh, cơ sở vật chất, chương trình dạy học và mục tiêu dạy học cũng như mục đích giáo dục để tiến hành ghép nhóm học tập cho phù hợp. Ghép nhóm nhằm đảm bảo cho việc học diễn ra một cách tích cực và hiệu quả. Phương pháp này không chỉ được áp dụng cho hoạt động trong các giờ học ở trường mà còn được áp dụng đối với hoạt động học tập ở nhà.

Phương pháp này được áp dụng nhiều trong các môn học cả môn học tự nhiên và môn học xã hội trong nhà trường phổ thông. Ví dụ:

 Trong giờ sinh học ở trường phổ thông, nội dung bài học nói về cấu tạo cơ quan sinh dục ở người. Chúng ta sẽ áp dụng cách chia theo nhóm thuần giới vì nhiệm vụ cần giải quyết là tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ. Nhiệm vụ này thích hợp với đặc điểm giới tính, chúng ta sẽ cho nhóm toàn những học sinh nam và nhóm toàn những học sinh nữ tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dục của giới tính mình. 

Một ví dụ khác: trong những giờ luyện tập các môn học tự nhiên như: toán, lý, hóa,… chúng ta sẽ sử dụng cách chia nhóm đồng đều theo trình độ học lực để dễ giao nhiệm vụ cho từng nhóm giải quyết. Nhóm toàn những học sinh giỏi sẽ giải những bài tập nâng cao, nhóm toàn những học sinh khá sẽ cho giải những bài tập khó hơn dạng cơ bản một chút và nhóm toàn những học sinh trung bình yếu sẽ giải quyết những bài tập cơ bản nhất.

Đối với những giờ học thực hành như ở trong phòng thí nghiệm hay ở ngoài trời cần mang theo các dụng cụ học tập thì cách chia nhóm hỗn hợp về học lực và về giới tính là tốt nhất. Để học sinh có thể tương trợ nhau trong quá trình học và chuẩn bị cho giờ học. Ví dụ như giờ học thí nghiệm về phản ứng tráng gương trong phòng thí nghiệm hóa học. Quan sát quá trình sinh trưởng của cây ở vườn sinh học,…

Với loại nhóm hỗn hợp về học lực ta thường sử dụng trong các giờ thảo luận nhóm có trình bày kết quả trước toàn lớp học thiên về lý thuyết. Đây là loại nhóm khá phổ biến và được áp dụng nhiều trong lớp học ở các bậc học, nó còn là nhóm cố định trong các hoạt động khác như: hoạt động lao động, hoạt động văn nghệ, hoạt động thể thao,… 

Với loại nhóm ngẫu nhiên được thiết lập bởi những người có cùng sở thích (đó có thể là nhóm bạn thân), do đặc trưng riêng là được xây dựng trên cơ sở tự nguyện nên quá trình làm việc nhóm được tiến hành nhanh và đạt kết quả cao. Loại nhóm này thường được sử dụng phổ biến trong giờ học âm nhac.

Khi tiến hành hoạt động học tập ở nhà thì nhóm cặp đôi để hỗ trợ nhau học tập được khuyến khích phát triển hơn cả. Phương pháp này được dùng bổ trợ cho tất cả các môn học, đặc biệt đó là phương tiện để đánh giá khả năng tự học tập, tự rèn luyện của mỗi học sinh.

Nhóm gồm những người có cùng mối quan tâm, cùng yêu thích một vấn đề nào đó. Do có cùng mục tiêu nên họ đã tự thành lập nhóm để giải quyết vấn đề và cho ra sản phẩm con đẻ của mình. Loại nhóm này thường được sử dụng trong giờ học tranh luận, ủng hộ và bác bỏ, thường thì nó được áp dụng trong giờ luyện tập các môn học tự nhiên và xã hội như: toán, địa lý,…


III. PHẦN KẾT LUẬN

Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học không mới cũng không cũ. Nếu biết khai thác và phát huy những ưu điểm của phương pháp, vận dụng kết hợp nhiều kiểu ghép nhóm phù hợp với từng mục tiêu học tập thì không khó khăn gì để chúng ta - những nhà quản lý giáo dục - đạt được những mục đích giáo dục cao. Có rất nhiều cách ghép nhóm khác nhau, mỗi nhóm có nhiều ưu điểm và cũng không ít những nhược điểm. Nếu chúng ta có tâm huyết với nghề dạy học, với sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà thì chúng ta hoàn toàn tìm ra được những kỹ thuật ghép nhóm phù hợp trong phương pháp dạy học nhóm để giờ học có chất lượng và để đào tạo ra những tài năng cho đất nước.







LÀM QUEN CHỮ CÁI U, Ư (TIẾT 1)

 GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư.


-    Lứa tuổi: 5 – 6.

-    Thời gian: 25 – 30’.

-    Chủ điểm: Nghề nghiệp. 


I: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

  • Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái u, ư.

  • Nhận ra âm và chữ trong tiếng, từ, câu thuộc chủ điểm nghề nghiệp.

  • Nội dung tích hợp: Toán, Mĩ thuật, Âm nhạc vào trong nhận biết các chữ cái u, ư.


II: CHUẨN BỊ.

  • Thẻ chữ cái phóng to u, ư (chữ in, chữ viết thường).

  • Bộ chữ cái rời.

  • Tranh vẽ chú đưa thư, cánh đồng lúa và mọi người đang gặt lúa.

  • Câu ứng dụng dưới tranh:   “Chú đưa thư”

                                                  “Mọi người cùng gặt lúa”.

- Hai quả bóng, màu sáp, giấy, bút để tổ chức trò chơi cho trẻ.


III: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ.


       

 STT


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ



HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ


1.


  • Hoạt động 1:

  • Ổn định trẻ.

-    Cô cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”.

-   Cô cho trẻ xem bức tranh có vẽ cảnh các bác nông dân đang gặt lúa.

  • Cô hỏi trẻ.

+ Bức tranh vẽ cái gì hả các con?


+ Những người trong tranh đang làm gì nhỉ?

-   Cô cho trẻ xem câu ứng dụng: “Mọi người đang gặt lúa”.


+ Bây giờ các con đếm cho cô xem câu  này có bao nhiêu tiếng nhé!

  • Bây giờ bạn nào có thể lên chỉ cho 

cô những chữ cái đã học rồi không nào?

+ Bạn nào có thể lên chỉ những chữ cái có nét tương tự nhau trong câu kia giúp cô không nào?.





- Trẻ cùng nhau hát.




  • Trẻ trả lời cô.

+ Bức tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa ngày mùa.

+ Họ đang gặt lúa.


-    Trẻ chú ý quan sát cô.




  -    Trẻ đếm và cùng trả lời:

+ Có tất cả 5 tiếng.

+ Trẻ lên chỉ các chữ cái o, ơ, a, 

ă.


-  Trẻ lên chỉ hai chữ cái u và ư cho cô.




2.


  • Hoạt động 2:

  • Cô giới thiệu chữ u và ư cho trẻ.

  • Cho trẻ xem chữ “u” in thường

  • Cho cả lớp rồi lần lượt từng tổ, một vài bạn phát âm chữ u in thường.

  • Cô giới thiệu cách phát âm chữ u: Khi phát âm, hai môi chụm lại và hơi đưa ra ngoài, hai hàm răng không chạm nhau, lưỡi để tự nhiên sau đó đẩy hơi ra và phát âm.

+ Chữ u có mấy nét hả các con?

  • Cô giới thiệu: Chữ u gồm có hai nét, đó là một nét móc phải nằm bên phải và một nét thẳng từ trên xuống nằm bên trái.

  • Cô giới thiệu chữ u viết thường và yêu cầu trẻ đọc.

  • Cho trẻ xem chữ ư in thường.

  • Cô cho cả lớp rồi lần lượt từng tổ, một vài bạn phát âm chữ ư.

  • Cô giới thiệu cách phát âm chữ ư: Khi phát âm hai môi và hai hàm răng không chạm nhau, lưỡi để tự nhiên đồng thời đẩy hơi ra ngoài. 

-    Cô giới thiệu: Chữ ư gồm ba nét, một nét móc phải mằm bên phải, một nét thẳng từ trên xuống nằm bên trái và một nét móc nhỏ nằm trên nét thẳng.

  • Cô giới thiệu chữ ư viết thường cho trẻ và yêu cầu trẻ đọc.



+ Các con có thấy giữa chữ u và chữ ư có điểm gì giống và khác nhau không nào?. 







-   Cô nhận xét câu trả lời của trẻ.

-   Cho cả lớp phát âm chữ u, ư lại một lần nữa.

.  






-   Trẻ xem.

-   Trẻ cùng phát âm theo yêu cầu của cô.

   

 




     + Chữ u có hai nét. 





+ Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.



  • Trẻ phát âm.heo yêu cầu của cô.

  • Trẻ chú ý lắng nghe cô.








-   Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.




-   Trẻ trả lời.

GIỐNG: Chữ u và chữ ư đều có một nét móc phải nằm phía bên 

phải và một nét thẳng từ trên xuống.

KHÁC: Riêng chữ ư có thêm một 

nét móc nhỏ nằm trên nét thẳng.

 



 -  Trẻ phát âm theo yêu cầu của cô.


3.


  • Hoạt động 3:

  • Tổ chức trò chơi cho 

trẻ.

Trò chơi 1: Tô chữ.

  • Cô cho trẻ chuyển đội hình thành một vòng tròn và hát bài: “Cháu thương chú bộ đội”.

  • Cô chia lớp thành hai tổ A, B sau đó cô phát cho mỗi bạn ở tổ A một chữ cái u và màu sáp, mỗi bạn ở tổ B một chữ cái ư và màu sáp. 

  •  Luật chơi: Nếu bạn nào mà tô nhanh nhất (hoặc xong trước thời gian qui định thì càng tốt) và tô đẹp sẽ được khen.

  • Thời gian là một bản nhạc.

  • Cô cho trẻ chơi.

  • Cô nhận xét và khen cả lớp.

Trò chơi 2: Chuyền bóng.

  • Cô cho trẻ nắm tay thành vòng tròn rồi hát bài: “Bóng tròn to” sau đó cho cả lớp ngồi xuống thành vòng tròn.

  • Cô giới thiệu trò chơi và luật chơi:

 Bóng được chuyền theo vòng tròn, cùng chiều với kim đồng hồ, vừa 



chuyền bóng vừa hát. Khi cô dừng bài hát đồng thời lắc xắc xô thì quả bóng dừng lại ở bạn nào bạn đó phải phát âm chữ cái gắn trên quả bóng đồng thời nói ra được cụm từ có chứa chữ 

cái đó và đặt câu với cụm từ đó.

  • Cô cho trẻ chơi thử một lần.

  • Tổ chức cho trẻ chơi thật.

-    Cô cho trẻ hát các bài: “Cháu yêu 

bà, đi học về, Bé đi mẫu giáo,…”

-   Kết thúc trò chơi cô nhận xét và khen cả lớp.

Trò chơi 4: Ghép chữ.

  • Cô chia lớp thành hai đội A, B đứng dưới vạch xuất phát.

  • Cô giới thiệu bức tranh “chú đưa thư” cùng câu ứng dụng bên dưới.

  • Bên dưới câu ứng dụng cô chia bảng làm hai phần và có gắn bảng giấy cho trẻ viết chữ.

  •  Yêu cầu trẻ chỉ và đọc các chữ cái đã học.

-    Cô giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi: Các bạn sẽ viết từ trái qua phải. Mỗi bạn chỉ được viết một chữ cái, sau khi viết xong quay về đưa bút cho bạn đứng đầu hàng rồi xuống cuối hàng đứng. Cứ lần lượt như thế cho đến hết. Khi bạn mình về đưa bút thì bạn đầu hàng mới được lên viết tiếp.

  • Cô cho trẻ chơi.

  • Nhận xét và khen cả lớp.






-   Trẻ làm theo yêu cầu của cô.



-   Trẻ nhận đồ cô phát cho.









-   Trẻ chơi.



-   Trẻ hát cùng cô.




-   Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến.










-    Trẻ chơi.


-  Trẻ hát cùng cô.





-    Trẻ trở về vị trí của mình và đứng theo hàng phía dưới vạch.






 -    Trẻ chỉ và đọc các chữ cái u và ư.

 -    Trẻ lắng nghe cô.








-   Trẻ cùng chơi.










4.

  • Hoạt động 4: 



  • Kết thúc giờ học.

-  Cô nhận xét buổi học.

-  Cho trẻ hát bài: “Bác đưa thư vui tính” để kết thúc tiết học.  







-  Trẻ hát cùng cô.


 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design