Đề thi giáo viên giỏi mầm non (Đề 1)
* GIÁO DỤC: (5 CÂU)
Câu 1: Hãy điền bổ sung vào ô trống
những nội dung chính của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
a. Xây dựng
trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
b. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp
các em tự tin trong học tập.
c. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
d. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
e. Học sinh tham
gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hoá, cách mạng ở địa phương.
Câu 2: Nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ
lĩnh vực phát triển thể chất phần phát triển vận động có mấy nội dung?
a. Làm quen với một số việc tự
phục vụ, giữ gìn sức khoẻ. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận
động ban đầu. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động
của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt.
b.
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động
tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và
phối hợp tay - mắt.
c.
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện
nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và
hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt.
d.
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện
nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và
hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt. Nhận biết
và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Câu 3: Rửa tay bằng xà phòng thực
hiện qua các bước:
a. Rửa tay sạch, dùng bàn tay này chà mu
bàn tay kia, kẽ ngón tay, từng ngón tay cổ tay, rửa lại nước sạch.
b. Làm ướt tay bằng nước sạch, xoa xà bông
vào lòng bàn tay và chà xát, dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay tròn
từng ngón bàn tay kia và ngược lại, bàn tay này chà xát lên cổ tay, mu bàn tay
kia và ngược lại, dùng ngón tay của bàn tay kia miết từng kẻ ngón tay và ngược
lại, chụm đầu 5 ngón tay này cọ và xoay tròn vào bàn tay kia và ngược lại, rửa
lại bằng nước sạch và lau khô.
c. Làm ướt bàn tay, rửa xà phòng, dùng bàn
tay này chà từng kẻ ngón tay kia và ngược lại, bàn tay này chà xát
cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại, chụm đầu 5 ngón tay này cọ và
xoay tròn vào lòng bàn tay và ngược lại, rửa sạch bằng nước sạch lau khô tay.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 4: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực
phát triển nhận thức gồm các nội dung nào?
a. Khám phá khoa học. Làm quen với một
số khái niệm sơ đẳng về toán. Khám phá xã hội.
b. Khám
phá khoa học. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Khám phá xã hội.
Một số nghề trong xã hội.
c. Khám
phá khoa học các bộ phận con người. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về
toán. Khám phá xã hội. Một số nghề trong xã hội.
d. Khám
phá khoa học các bộ phận con người. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về
toán tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm. Khám phá xã hội. Một số nghề trong xã
hội.
Câu 5: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực
phát triển thẩm mĩ gồm các nội dung nào?
a.
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần
gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.
b.
Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo
nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
c.
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo
hình).
d. Cả 3 câu trên
đều đúng.
1) Lưu mẫu thức ăn để làm gì?
a) Để xét nghiệm
hàng ngày xem chế biến có tốt không.
b) Để phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy
ra ngộ độc thực phẩm.
c) Để kiểm tra
một xuất ăn thiếu hay đủ.
2) Thời gian lưu mẫu là bao lâu?
a. Đủ thời gian
lưu mẫu là 8 giờ.
b. Đủ thời gian
lưu mẫu là 16 giờ.
c. Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ.
3) Sử dụng dụng cụ cho thực
phẩm sống riêng, thực phẩm chín riêng nhằm mục đích gì?
a. Để khi ăn không có mùi vị lạ do thực phẩm
sống trộn lẫn vào.
b. Để không lan truyền các mầm bệnh từ thực
phẩm sống sang thực phẩm chín.
c. Để thực phẩm chín giữ được lâu.
4) Nhân viên nhà bếp phải rửa
tay khi nào?
a. Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc
với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ.
b. Rửa tay trước khi chế biến, tiếp xúc
với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ
c. Câu a đúng.
d. Cả a và b đúng.
5) Nguyên tắc bếp ăn 1 chiều
a. Khu vực tiếp nhận thực phẩm – Khu vực sơ
chế thực phẩm - Khu vực chế biến thực phẩm-Khu vực chia suất ăn - bàn ăn.
b. Khu vực tiếp nhận thực phẩm - Khu vực
chế biến thực phẩm - Khu vực sơ chế thực phẩm - Khu vực chia suất ăn - bàn ăn.
c. Câu a đúng.
d. Câu b đúng.
e. Câu a và b đúng.
Bạn tham khảo thêm các đề thi trắc nghiệm
GVG mầm non sau:
0 nhận xét:
Post a Comment