ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MẦM NON (ĐỀ 9)
I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 1 đ)
Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong
mỗi câu sau:
Câu 1: Nội dung nào dùng để thực
hiện đánh giá cho trẻ nhà trẻ?
a.
Đánh giá hằng ngày; Đánh giá theo giai đọan; Đánh giá cuối
độ tuổi.
b.
Đánh giá hằng ngày; Đánh giá theo giai đọan; Đánh giá cuối
chủ đề; Đánh giá cuối độ tuổi.
c.
Đánh giá cuối chủ đề; Đánh giá cuối độ tuổi.
d. Đánh giá hằng
ngày; Đánh giá theo giai đọan.
Câu 2:
Rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ.
a. Rèn luyện kỹ năng ứng
xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc,
sinh hoạt theo nhóm.
b. Rèn luyện sức khoẻ và
ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và
các tai nạn thương tích khác.
c. Rèn luyện kỹ năng ứng
xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
d. a, b đúng.
e. a, c đúng.
f. Tất cả đều đúng.
Câu 3:
Thựcphẩm nào sau đây có hàm lượng chất
béo cao nhất?
a. Thịt heo.
b. Đậu nành.
c Mè (vừng).
d. Đậu xanh.
Câu 4:
Hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm các loại nào?
a. Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em.
b. Sổ theo dõi
trẻ: điểm danh, khám sức khoẻ, theo dõi đánh giá trẻ.
c. Sổ chuyên môn: dự giờ, tham
quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn.
d. Sổ theo dõi tài sản của nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo.
e. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Chế độ ăn của trẻ béo phì như thế nào?
a. Khuyến khích trẻ ăn rau, quả tươi vì trong rau quả tươi
có nhiều chất xơ, nên cho trẻ ăn đúng bữa ăn không ăn vặt.
b. Khi ăn tập cho trẻ có thói quen nhai kỷ, nuốt chậm, kéo
dài thời gian ăn khiến thức ăn được tiêu hóa hấp thu.
c. Ăn ít chất béo, bột đường, không nên uống nước có gaz,
không ăn nhiều bánh kẹo, hạn chế thời gian xem tivi và các trò chơi điện tử,
không nên uống quá nữa lít sữa tươi nguyên kem trong một ngày.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6: Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của
chương trình giáo dục mầm non hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25
tháng 7 năm 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo là thông tư nào?
a. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 26
tháng 11 năm 2016.
b. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12
năm 2016.
c. Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT, ngày 22
tháng 01 năm 2017.
Câu 7: Cần cho trẻ ăn
muối Iốt để phòng bệnh:
a. Còi xương.
b. Quáng gà, mù mắt.
d. Suy dinh dưỡng.
c. Bướu cổ, đần độn.
Câu 8: Các hành vi giáo viên không được làm.
a. Xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Xuyên tạc
nội dung giáo dục.
b. Bỏ giờ. Bỏ buổi dạy. Tuỳ tiện
cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục.
c. Đối xử không công bằng đối
với trẻ em. Ép buộc trẻ
học thêm để thu tiền
d. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ
em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em.
e. a,b đúng.
f. a,b,d đúng.
g.Tất cả đều đúng.
Câu 9: Đồng chí hãy lựa chọn các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp mầm non gồm:
a. Gồm 3 lĩnh vực: lĩnh vực phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; lĩnh
vực kiến thức; lĩnh vực kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu cụ thể.
b. Gồm 3 lĩnh vực:
lĩnh vực phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; lĩnh vực kiến thức; lĩnh vực kỹ
năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu cụ thể.
Câu 10: Thế nào là tự
tin ở trẻ mẫu giáo?
a. Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự
tin là dám làm điều mình nghĩ.
b. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà
không e ngại.
c. Tự tin là trẻ nói mạch lạc khi trình bày suy nghĩ của
mình, không e dè, sợ sệt trước đám đông.
d. Cả
3 ý trên đều đúng.
Câu 11: Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho
trẻ nhà mẫu giáo là:
a. Nghe
nói và làm quen với việc đọc.
b. Nghe
nói và làm quen với việc viết.
c.
Nghe
nói và làm quen với việc đọc, viết.
d. Nghe,
nói, đọc, viết thành thạo các chữ.
Câu 12: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non bao gồm:
a. Hai lĩnh vực: Con người và môi trường;
Con người và thế giới động- thực vật.
b. Ba lĩnh vực: Con người và môi trường;
Con người và hiện tượng thiên nhiên; Con người và thế giới động vật, thực vật.
c. Bốn lĩnh vực: Con người và môi trường;
Con người và hiện tượng thiên nhiên; con người và thế giới động vật, thực vật;
Con người và tài nguyên.
d. Bốn lĩnh vực: Con người và môi trường;
Con người và hiện tượng thiên nhiên; Con người và thế giới động vật; Con người
và thế giới thực vật.
Câu 13: Khi tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động,
vui chơi, học tập giáo viên cần quan tâm đến những yếu tố nào sau đây:
a. Mục đích tổ chức
môi trường giáo dục. Các nhu cầu, sở thích của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn
cho trẻ.
b. Không gian của
lớp/trường. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
c. Mục đích tổ chức
môi trường giáo dục. Các nhu cầu, sở thích của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn
cho trẻ. Không gian của lớp/ trường. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi. Môi trường phải linh hoạt, dễ dàng thay đổi theo mục đích giáo
dục.
d. Mục đích tổ chức
môi trường giáo dục. Các nhu cầu của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
Câu 14: Nguồn nước sử dụng trong chế biến thực phẩm
có ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
a. Sai, vì nước không có chất dinh dưỡng.
b. Đúng, vì trong
nước thường tồn tại nhiều vi khuẩn, vi sinh, ấu trùng, mầm bệnh và các tác nhân
hóa học như kim loại nặng…
c. a,b đều đúng.
d. a,b đều sai.
Câu 15: Nội
dung tuyên truyền với phụ huynh ở lớp:
a. Càng nhiều nội dung càng tốt.
b. Nội dung tuyên truyền không nên ôm đồm,
nội dung cần ngắn gọn.
c. Nội dung tuyên truyền cần biên soạn lại
để phù hợp với loại hình tuyên truyền.
d. Câu b và c đúng.
Câu 16:
Các yếu tố để giáo viên thuận tiện tổ
chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ hiện nay?
a. Linh động lựa chọn, xác định nội dung
trọng tâm của hoạt động tùy vào khả năng của trẻ trong lớp.
b. Xác định loại 1,2,3 trước khi tổ chức.
c. Dựa vào khả năng của trẻ thực tế trong
lớp.
d. Xác định nội dung trọng tâm của hoạt
động tùy vào khả năng của trẻ trong lớp.
Câu 17: Chủ
đề của năm học 2018-2019:
a. “ Đổi mới thực chất, nâng cao năng lực
quản lý ” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo” và khẩu hiệu hành
động “ Tận tâm, tận tụy, tận lực tất cả vì học sinh thân yêu”.
b. “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,
chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo” và khẩu
hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận
lực tất cả vì học sinh thân yêu”
c. “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao”
với phương châm “Trách nhiệm, năng động, sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “Tất
cả vì học sinh thân yêu”.
d. “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,
chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo”.
Câu 18: Công tác giáo
dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non, theo bạn:
a. Không nên thực hiện vì nhiệm vụ của giáo
viên mầm non là vừa chăm sóc - nuôi dưỡng, vừa giáo dục trẻ nên công việc rất
vất vả. vì đây là nhiệm vụ của trường nuôi dạy trẻ khuyết tật.
b. Là một trong những nhiệm vụ của ngành
nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập, phục hồi chức năng và hoà nhập
với cộng đồng, xã hội.
c. Giúp trẻ khuyết tật học để làm người,
học để để chung sống, học để làm việc và để trẻ không còn là gánh nặng của gia
đình và xã hội.
d. Câu
b và c.
II. Phần tự luận: (2 điểm)
Theo bạn,
ngoài nhiệm vụ thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ an
toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong trường mầm non, người giáo viên còn phải
thực hiện những nhiệm vụ nào?
Đáp án
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.d
2.f
3.c
4.e
5.d
6.b
7.d
8.g
9.a
10.d
11.c
12.c
13.c
14.b
15.d
16.a
17.c
18.d
Đáp án tự luận:
Ngoài
nhiệm vụ thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ an toàn
sức khỏe, tính mạng của trẻ trong trường mầm non, người giáo viên còn phải
thực hiện những nhiệm vụ sau:
|
+ Trau dồi đạo đức,
giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ
em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ
đồng nghiệp.
|
+ Tuyên truyền phổ
biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với
gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
|
+ Rèn luyện sức
khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
|
0 nhận xét:
Post a Comment