4/10/22

LÀM QUEN CHỮ CÁI U, Ư (TIẾT 1)

 GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư.


-    Lứa tuổi: 5 – 6.

-    Thời gian: 25 – 30’.

-    Chủ điểm: Nghề nghiệp. 


I: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

  • Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái u, ư.

  • Nhận ra âm và chữ trong tiếng, từ, câu thuộc chủ điểm nghề nghiệp.

  • Nội dung tích hợp: Toán, Mĩ thuật, Âm nhạc vào trong nhận biết các chữ cái u, ư.


II: CHUẨN BỊ.

  • Thẻ chữ cái phóng to u, ư (chữ in, chữ viết thường).

  • Bộ chữ cái rời.

  • Tranh vẽ chú đưa thư, cánh đồng lúa và mọi người đang gặt lúa.

  • Câu ứng dụng dưới tranh:   “Chú đưa thư”

                                                  “Mọi người cùng gặt lúa”.

- Hai quả bóng, màu sáp, giấy, bút để tổ chức trò chơi cho trẻ.


III: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ.


       

 STT


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ



HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ


1.


  • Hoạt động 1:

  • Ổn định trẻ.

-    Cô cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”.

-   Cô cho trẻ xem bức tranh có vẽ cảnh các bác nông dân đang gặt lúa.

  • Cô hỏi trẻ.

+ Bức tranh vẽ cái gì hả các con?


+ Những người trong tranh đang làm gì nhỉ?

-   Cô cho trẻ xem câu ứng dụng: “Mọi người đang gặt lúa”.


+ Bây giờ các con đếm cho cô xem câu  này có bao nhiêu tiếng nhé!

  • Bây giờ bạn nào có thể lên chỉ cho 

cô những chữ cái đã học rồi không nào?

+ Bạn nào có thể lên chỉ những chữ cái có nét tương tự nhau trong câu kia giúp cô không nào?.





- Trẻ cùng nhau hát.




  • Trẻ trả lời cô.

+ Bức tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa ngày mùa.

+ Họ đang gặt lúa.


-    Trẻ chú ý quan sát cô.




  -    Trẻ đếm và cùng trả lời:

+ Có tất cả 5 tiếng.

+ Trẻ lên chỉ các chữ cái o, ơ, a, 

ă.


-  Trẻ lên chỉ hai chữ cái u và ư cho cô.




2.


  • Hoạt động 2:

  • Cô giới thiệu chữ u và ư cho trẻ.

  • Cho trẻ xem chữ “u” in thường

  • Cho cả lớp rồi lần lượt từng tổ, một vài bạn phát âm chữ u in thường.

  • Cô giới thiệu cách phát âm chữ u: Khi phát âm, hai môi chụm lại và hơi đưa ra ngoài, hai hàm răng không chạm nhau, lưỡi để tự nhiên sau đó đẩy hơi ra và phát âm.

+ Chữ u có mấy nét hả các con?

  • Cô giới thiệu: Chữ u gồm có hai nét, đó là một nét móc phải nằm bên phải và một nét thẳng từ trên xuống nằm bên trái.

  • Cô giới thiệu chữ u viết thường và yêu cầu trẻ đọc.

  • Cho trẻ xem chữ ư in thường.

  • Cô cho cả lớp rồi lần lượt từng tổ, một vài bạn phát âm chữ ư.

  • Cô giới thiệu cách phát âm chữ ư: Khi phát âm hai môi và hai hàm răng không chạm nhau, lưỡi để tự nhiên đồng thời đẩy hơi ra ngoài. 

-    Cô giới thiệu: Chữ ư gồm ba nét, một nét móc phải mằm bên phải, một nét thẳng từ trên xuống nằm bên trái và một nét móc nhỏ nằm trên nét thẳng.

  • Cô giới thiệu chữ ư viết thường cho trẻ và yêu cầu trẻ đọc.



+ Các con có thấy giữa chữ u và chữ ư có điểm gì giống và khác nhau không nào?. 







-   Cô nhận xét câu trả lời của trẻ.

-   Cho cả lớp phát âm chữ u, ư lại một lần nữa.

.  






-   Trẻ xem.

-   Trẻ cùng phát âm theo yêu cầu của cô.

   

 




     + Chữ u có hai nét. 





+ Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.



  • Trẻ phát âm.heo yêu cầu của cô.

  • Trẻ chú ý lắng nghe cô.








-   Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.




-   Trẻ trả lời.

GIỐNG: Chữ u và chữ ư đều có một nét móc phải nằm phía bên 

phải và một nét thẳng từ trên xuống.

KHÁC: Riêng chữ ư có thêm một 

nét móc nhỏ nằm trên nét thẳng.

 



 -  Trẻ phát âm theo yêu cầu của cô.


3.


  • Hoạt động 3:

  • Tổ chức trò chơi cho 

trẻ.

Trò chơi 1: Tô chữ.

  • Cô cho trẻ chuyển đội hình thành một vòng tròn và hát bài: “Cháu thương chú bộ đội”.

  • Cô chia lớp thành hai tổ A, B sau đó cô phát cho mỗi bạn ở tổ A một chữ cái u và màu sáp, mỗi bạn ở tổ B một chữ cái ư và màu sáp. 

  •  Luật chơi: Nếu bạn nào mà tô nhanh nhất (hoặc xong trước thời gian qui định thì càng tốt) và tô đẹp sẽ được khen.

  • Thời gian là một bản nhạc.

  • Cô cho trẻ chơi.

  • Cô nhận xét và khen cả lớp.

Trò chơi 2: Chuyền bóng.

  • Cô cho trẻ nắm tay thành vòng tròn rồi hát bài: “Bóng tròn to” sau đó cho cả lớp ngồi xuống thành vòng tròn.

  • Cô giới thiệu trò chơi và luật chơi:

 Bóng được chuyền theo vòng tròn, cùng chiều với kim đồng hồ, vừa 



chuyền bóng vừa hát. Khi cô dừng bài hát đồng thời lắc xắc xô thì quả bóng dừng lại ở bạn nào bạn đó phải phát âm chữ cái gắn trên quả bóng đồng thời nói ra được cụm từ có chứa chữ 

cái đó và đặt câu với cụm từ đó.

  • Cô cho trẻ chơi thử một lần.

  • Tổ chức cho trẻ chơi thật.

-    Cô cho trẻ hát các bài: “Cháu yêu 

bà, đi học về, Bé đi mẫu giáo,…”

-   Kết thúc trò chơi cô nhận xét và khen cả lớp.

Trò chơi 4: Ghép chữ.

  • Cô chia lớp thành hai đội A, B đứng dưới vạch xuất phát.

  • Cô giới thiệu bức tranh “chú đưa thư” cùng câu ứng dụng bên dưới.

  • Bên dưới câu ứng dụng cô chia bảng làm hai phần và có gắn bảng giấy cho trẻ viết chữ.

  •  Yêu cầu trẻ chỉ và đọc các chữ cái đã học.

-    Cô giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi: Các bạn sẽ viết từ trái qua phải. Mỗi bạn chỉ được viết một chữ cái, sau khi viết xong quay về đưa bút cho bạn đứng đầu hàng rồi xuống cuối hàng đứng. Cứ lần lượt như thế cho đến hết. Khi bạn mình về đưa bút thì bạn đầu hàng mới được lên viết tiếp.

  • Cô cho trẻ chơi.

  • Nhận xét và khen cả lớp.






-   Trẻ làm theo yêu cầu của cô.



-   Trẻ nhận đồ cô phát cho.









-   Trẻ chơi.



-   Trẻ hát cùng cô.




-   Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến.










-    Trẻ chơi.


-  Trẻ hát cùng cô.





-    Trẻ trở về vị trí của mình và đứng theo hàng phía dưới vạch.






 -    Trẻ chỉ và đọc các chữ cái u và ư.

 -    Trẻ lắng nghe cô.








-   Trẻ cùng chơi.










4.

  • Hoạt động 4: 



  • Kết thúc giờ học.

-  Cô nhận xét buổi học.

-  Cho trẻ hát bài: “Bác đưa thư vui tính” để kết thúc tiết học.  







-  Trẻ hát cùng cô.


0 nhận xét:

Post a Comment

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design