Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc chủ yếu nhất của quá trình dạy học hiện đại là tham gia. Hoạt động dạy học khuyến khích người học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để đạt được mục tiêu học tập và khai thác tiềm năng của mỗi người, giúp cho mỗi người có sự phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải tiến hành nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng sáng tạo của người học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp luyện tập, phương pháp điều phối,…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phương pháp dạy học nhóm đóng một vai trò quan trọng quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích giáo dục đã đề ra.
II. PHẦN CHÍNH:
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, tức là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Theo nghĩa này thì học sinh của một lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tự lực hoàn thành công việc được giao trên cơ sở tự phân công và hợp tác làm việc. Khi hết thời gian thảo luận nhóm, kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Điều đặc biệt là có rất nhiều cách chia nhóm trong phương pháp này. Chúng ta có thể chia thành 10 nhóm cơ bản sau:
Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm
Các nhóm ngẫu nhiên
Nhóm ghép hình
Các nhóm với những đặc điểm chung
Các nhóm cố định trong thời gian dài
Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu
Phân chia theo năng lực học tập khác nhau
Phân chia theo các dạng học tập
Nhóm với các bài tập khác nhau
Phân chia học sinh nam và nữ
Đề ra được tiến trình dạy học là một việc làm quan trọng để việc thực hiện phương pháp dạy học nhóm đạt được hiệu quả cao. Tiến trình dạy học nhóm được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ. Đây là giai đoạn làm việc toàn lớp, bao gồm các bước sau:
Giai đoạn 2: Làm việc nhóm, bao gồm các bước sau:
Giai đoạn 3: Trình bày, đánh giá kết quả, bao gồm các bước sau:
Phương pháp dạy học nhóm cũng tương tự như kiểu phương pháp dạy học kiến tạo - tìm tòi. Phương pháp này có chức năng kiến tạo hoặc thúc đẩy hoạt động và hành vi tìm tòi của người học trong các tình huống suy nghĩ và thực nghiệm. Quy trình và chiến lược này không có tính chất áp đặt, chúng chỉ có vai trò định hướng, chỉ dẫn và chỉ tác động thực sự khi quá trình tìm tòi của người học bế tắc hoặc sai lệch với mục tiêu đã định. Mô hình phổ biến của phương pháp dạy học kiến tạo- tìm tòi bao gồm:
Kiến tạo - tìm tòi di chuyển
Kiến tạo - tìm tòi biến đổi
Kiến tạo - tìm tòi bằng phân hóa hành động
Kiến tạo - tìm tòi theo giai đoạn
Phương pháp dạy học nhóm tự bản thân tên gọi nó đã nói lên được ưu điểm nổi bật nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tính năng động của người học sẽ được bộc lộ trong khi làm việc nhóm, nhờ đó mà sức ì của học sinh cũng được hạn chế. Khi hoạt động cùng với các thành viên trong nhóm, học sinh sẽ tự tin bộc lộ những quan điểm, sở trường của bản thân, có trách nhiệm hơn đối với công việc và điều quan trọng là người học rèn luyện được khả năng giao tiếp cho bản thân, thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Khi áp dụng phương pháp dạy học nhóm chúng ta sẽ gặp phải một số khó khăn như: Mất thời gian để chia nhóm, để phân công công việc,…Đôi khi điều kiện vật chất của lớp học như số lượng học sinh, số lượng và cách bài trí bàn ghế cũng là một trở ngại không nhỏ cho quá trình dạy học nhóm. Mặc dù vậy nhưng nếu chúng ta biết cách hạn chế những nhược điểm, khắc phục những khó khăn trở ngại khi tiến hành phương pháp thì chúng ta sẽ thấy được tính ưu việt của phương pháp này.
Ngày nay, để giảm bớt gánh nặng và để đạt được hiệu quả giáo dục cao Sở giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trực tiếp cho từng trường, cụ thể hơn là giao cho hiệu trưởng của mỗi trường đảm nhận trách nhiệm này. Ở mỗi đơn vị trường lại phân nhỏ ra từng nhóm chuyên môn hoạt động dưới sự điều hành và quản lý của nhóm trưởng nhằm tiến hành công việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc làm này cho hiệu quả giáo dục rõ ràng vì nó phát huy được tính tích cực, chủ động trong vai trò làm chủ của mỗi một đơn vị. Đây cũng là một hình thức hoạt động nhóm lớn.
Với vai trò là một nhà quản lý giáo dục, để áp dụng tốt phương pháp dạy học nhóm trong hoạt động dạy học của mình thì việc đầu tiên chúng ta phải nắm chắc được số lượng học sinh, cơ sở vật chất, chương trình dạy học và mục tiêu dạy học cũng như mục đích giáo dục để tiến hành ghép nhóm học tập cho phù hợp. Ghép nhóm nhằm đảm bảo cho việc học diễn ra một cách tích cực và hiệu quả. Phương pháp này không chỉ được áp dụng cho hoạt động trong các giờ học ở trường mà còn được áp dụng đối với hoạt động học tập ở nhà.
Phương pháp này được áp dụng nhiều trong các môn học cả môn học tự nhiên và môn học xã hội trong nhà trường phổ thông. Ví dụ:
Trong giờ sinh học ở trường phổ thông, nội dung bài học nói về cấu tạo cơ quan sinh dục ở người. Chúng ta sẽ áp dụng cách chia theo nhóm thuần giới vì nhiệm vụ cần giải quyết là tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ. Nhiệm vụ này thích hợp với đặc điểm giới tính, chúng ta sẽ cho nhóm toàn những học sinh nam và nhóm toàn những học sinh nữ tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dục của giới tính mình.
Một ví dụ khác: trong những giờ luyện tập các môn học tự nhiên như: toán, lý, hóa,… chúng ta sẽ sử dụng cách chia nhóm đồng đều theo trình độ học lực để dễ giao nhiệm vụ cho từng nhóm giải quyết. Nhóm toàn những học sinh giỏi sẽ giải những bài tập nâng cao, nhóm toàn những học sinh khá sẽ cho giải những bài tập khó hơn dạng cơ bản một chút và nhóm toàn những học sinh trung bình yếu sẽ giải quyết những bài tập cơ bản nhất.
Đối với những giờ học thực hành như ở trong phòng thí nghiệm hay ở ngoài trời cần mang theo các dụng cụ học tập thì cách chia nhóm hỗn hợp về học lực và về giới tính là tốt nhất. Để học sinh có thể tương trợ nhau trong quá trình học và chuẩn bị cho giờ học. Ví dụ như giờ học thí nghiệm về phản ứng tráng gương trong phòng thí nghiệm hóa học. Quan sát quá trình sinh trưởng của cây ở vườn sinh học,…
Với loại nhóm hỗn hợp về học lực ta thường sử dụng trong các giờ thảo luận nhóm có trình bày kết quả trước toàn lớp học thiên về lý thuyết. Đây là loại nhóm khá phổ biến và được áp dụng nhiều trong lớp học ở các bậc học, nó còn là nhóm cố định trong các hoạt động khác như: hoạt động lao động, hoạt động văn nghệ, hoạt động thể thao,…
Với loại nhóm ngẫu nhiên được thiết lập bởi những người có cùng sở thích (đó có thể là nhóm bạn thân), do đặc trưng riêng là được xây dựng trên cơ sở tự nguyện nên quá trình làm việc nhóm được tiến hành nhanh và đạt kết quả cao. Loại nhóm này thường được sử dụng phổ biến trong giờ học âm nhac.
Khi tiến hành hoạt động học tập ở nhà thì nhóm cặp đôi để hỗ trợ nhau học tập được khuyến khích phát triển hơn cả. Phương pháp này được dùng bổ trợ cho tất cả các môn học, đặc biệt đó là phương tiện để đánh giá khả năng tự học tập, tự rèn luyện của mỗi học sinh.
Nhóm gồm những người có cùng mối quan tâm, cùng yêu thích một vấn đề nào đó. Do có cùng mục tiêu nên họ đã tự thành lập nhóm để giải quyết vấn đề và cho ra sản phẩm con đẻ của mình. Loại nhóm này thường được sử dụng trong giờ học tranh luận, ủng hộ và bác bỏ, thường thì nó được áp dụng trong giờ luyện tập các môn học tự nhiên và xã hội như: toán, địa lý,…
III. PHẦN KẾT LUẬN
Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học không mới cũng không cũ. Nếu biết khai thác và phát huy những ưu điểm của phương pháp, vận dụng kết hợp nhiều kiểu ghép nhóm phù hợp với từng mục tiêu học tập thì không khó khăn gì để chúng ta - những nhà quản lý giáo dục - đạt được những mục đích giáo dục cao. Có rất nhiều cách ghép nhóm khác nhau, mỗi nhóm có nhiều ưu điểm và cũng không ít những nhược điểm. Nếu chúng ta có tâm huyết với nghề dạy học, với sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà thì chúng ta hoàn toàn tìm ra được những kỹ thuật ghép nhóm phù hợp trong phương pháp dạy học nhóm để giờ học có chất lượng và để đào tạo ra những tài năng cho đất nước.