1/31/17

Bệnh hen ở trẻ em


     Trẻ em có một chế độ dinh dưỡng giàu hoa quả và rau củ cũng như ăn nhiều cá có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh hen và khò khè. Để có kết luận này, các nhà khoa học thuộc Đại học Ulm (Đức) đã xem xét dữ liệu ở 50.000 trẻ em từ 8-12 tuổi tại 20 quốc gia khác nhau, theo báo Independent.



   Theo các nhà nghiên cứu, hoa quả và rau củ có nhiều chất chống ô-xy hóa, qua đó giúp giảm nguy cơ bị hen và thở khò khè. Ngoài ra, đây còn là nguồn giúp bổ sung cho cơ thể carotenoid, vitamin C và E, vốn rất tốt cho chức năng phổi. Nghiên cứu còn cho thấy ăn từ 3 chiếc bánh mì kẹp thịt (hamburger) trở lên mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen.
    Trẻ suyễn có nên kiêng ăn?
    Khi trẻ lên cơn suyễn, không nên cho trẻ ăn bất kì loại thực phẩm nào để tránh trẻ bị sặc. Ngoài ra, nên bù nước đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Để hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều bữa và thực phẩm chứa nhiều chất béo. Kiêng cữ tất cả các loại thức ăn gây dị ứng, tăng nguy cơ kích phát cơn hen.
    Thời tiết mùa xuân và bệnh hen ở trẻ
   Chăm sóc sức khỏe cho người bình thường đã khó, dinh dưỡng hợp lý lại là một việc khó hơn, đặc biệt là đối với trẻ bị suyễn.
   Suyễn là một bệnh mãn tính nên vấn đề dinh dưỡng phải thay đổi sao cho phù hợp với lúc không bệnh, lúc lên cơn. Dựa vào đặc điểm của bệnh: dễ kích ứng với môi trường (bụi, không khí…), khởi phát không báo trước (khó thở, thở nhanh)… để chúng ta có thực đơn hợp lý tránh suy dinh dưỡng lẫn béo phì cho trẻ.
   Đối với trẻ, lúc không bệnh (chưa có những đợt kích phát) nên có chế độ ăn theo lứa tuổi. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 6 tháng tuổi) thì sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Tuy nhiên, vì một số lý do, người mẹ không có sữa hoặc trẻ không chịu bú thì cũng nên linh hoạt cho trẻ dùng sữa thay thế (khoảng 150mg/kg/ngày). Những loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm như bột, cháo, ya-out cũng cần kết hợp với sữa để trẻ không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
   Bốn nhóm thực phẩm cần thiết: bột đường, sữa đạm, dầu ăn chất béo, rau quả phải được kết hợp trong một bữa ăn với số lượng một/một. Một chén cháo hoặc bột ít nhất cần đảm bảo bốn nhóm thực phẩm kể trên với một muỗng canh thịt bằm nhuyễn, một muỗng canh dầu ăn và một muỗng canh rau xắt hạt lựu.
   Việc kiêng cữ thức ăn ảnh hưởng ít nhiều bởi yếu tố dị ứng di truyền từ bố, mẹ, anh, chị em, người thân trong gia đình. Qua thực tế, những trường hợp ghi nhận được thì thức ăn dễ gây dị ứng gồm: trứng, các loại hạt (đậu phộng), hải sản, lúa mì, rượu đỏ; những thực phẩm sinh lưu huỳnh như coca, thức ăn chiên bằng dầu ăn đã sử dụng trước đó…
   Để giảm nguy cơ mắc suyễn các bà mẹ có trẻ ít nguy cơ dị ứng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi, ăn ít muối. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao (có người thân bị dị ứng) cần kiêng cữ những thực phẩm dị ứng gây suyễn, hạn chế thức ăn mới, bú bình…
   Mùa xuân, thời tiết miền Bắc nước ta thay đổi bất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau đợt gió mùa đông bắc thường có những đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn hen xuất hiện.
   Các viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là VA và amiđan bị nhiễm khuẩn cũng là những gai kích thích gây cơn hen ở trẻ em.
   Trẻ bị hen ở thể điển hình rất dễ biết, nhất là đối với những trẻ lớn. Thường cơn hen xảy ra về đêm, gần sáng. Trong cơn hen trẻ rất khó thở, nét mặt lo âu, hơi tím tái, vã mồ hôi, thở cò cử… Mỗi cơn hen kéo dài khoảng một giờ, sau đó trẻ ho, khạc ra nhiều đờm trắng dính.
   Ngoài thể điển hình nói trên, còn thường gặp những thể không điển hình, có những trường hợp nguy kịch, nhưng cũng có những trường hợp rất nhẹ chỉ biểu hiện như viêm đường hô hấp trên, có tiếng cò cử, thường xuất hiện vào những lúc thay đổi thời tiết, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
   Trẻ càng nhỏ (từ 1 đến 3 tuổi) hen càng nặng, các trẻ lớn bệnh nhẹ hơn. Trẻ có thể bị hen ngay từ khi còn bú (nhân dân ta vẫn gọi là “hen sữa”), nhưng cũng có những cháu đã lớn khoảng 8 – 9 tuổi mới mắc bệnh.
   Về điều trị, các thuốc chữa bệnh hen hiện nay có nhiều, nhưng phải tuỳ theo lứa tuổi và tình hình bệnh cụ thể của trẻ mà dùng loại thuốc thích hợp. Ngoài thuốc men và các biện pháp cắt cơn hen do bác sĩ quyết định, gia đình cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi để bệnh giảm bằng phương pháp tự nhiên, như thay đổi khí hậu; nhà ở sạch, thoáng và khô ráo; cho trẻ ăn uống thích hợp với cơ địa. Mặt khác phải chú ý điều trị các ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp như viêm amiđan, viêm VA để giải quyết những gai kích thích.

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design