12/1/19


KPKH
NHỮNG VIÊN SỎI KỲ DIỆU
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết được đặc điểm, tính chất, công dụng của sỏi.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, thực hành thí nghiệm qua sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ hứng thú khi được tham gia hoạt động cùng cô và bạn, biết bảo vệ bản thân trước những tác động của môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị
- Của cô: Video, nhạc, sỏi, xô đựng nước, mô hình lọc nước từ sỏi...
- Của trẻ: Sỏi, chai, màu...
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Con đường sỏi
- Cô cùng trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” và đi qua con đường trải sỏi.
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Cô và các con vừa đi đâu?
+ Con có cảm giác gì khi đi trên sỏi?
* Hoạt động 2: Cùng khám phá
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những viên sỏi tuy nhỏ bé nhưng có thể làm được nhiều điều kỳ diệu, bây giờ cô và các con cùng đi tìm hiểu về sỏi nhé!
- Cô chia trẻ làm 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 rổ sỏi cho trẻ cầm, sờ, nắn, chơi và thảo luận.
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những viên sỏi có màu gì? Tròn hay không tròn? Bề mặt của sỏi nhẵn hay không nhẵn? Cứng hay mềm?
+ Chúng ta thường thấy sỏi ở đâu?
- Sỏi là những viên đá nhỏ bị bào mòn.
+ Khi gõ 2 viên sỏi vào nhau điều gì sẽ xảy ra?
- Con thử đổi 2 viên sỏi to hơn và lại gõ vào với nhau để xem điều gì xảy ra nhé!
+ Theo con sỏi nặng hay nhẹ?
- Để chứng minh sỏi nặng hay nhẹ các on hãy cùng làm thí nghiệm nhé!
- Cô cùng trẻ hát bài: “Giọt mưa và em bé”.
- Mỗi trẻ cầm 1 đến 2 viên sỏi thả vào xô nước và quan sát.
+ Sỏi nổi hay chìm? Vì sao?
- Cô khen trẻ và tặng cho mỗi trẻ 1 chai nhựa có nước rồi cho trẻ đổ vào mô hình, quan sát.
+ Sỏi còn được dùng để làm gì? – Lọc nước.
+ Bây giờ các con hãy bỏ 2 viên sỏi vào chai nước rồi vặn nắp lại và lắc.
+ Điều gì xảy ra? Chai nào kêu to hơn? Vì sao?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về những ứng dụng của sỏi trong cuộc sống. Trò chuyện với trẻ:
+ Người ta dùng sỏi để làm gì?
- Cô đưa ra kết luận: Sỏi thường có mặt ở bờ sông, suối, chúng lẫn trong bãi cát. Con người dùng sỏi để lát đường, bỏ vào hồ cá, chậu cây hoặc vẽ lên sỏi làm vật trang trí...
- Giáo dục trẻ sỏi chỉ dùng để trang trí, phục vụ cuộc sống, nó không ăn được, nó có thể làm chúng ta bị thương nếu dùng để ném nhau. Để bảo vệ đôi chân, chúng ta không đi chân trần trên sỏi.
* Hoạt động 3: Cùng trổ tài
- Cô chia lớp làm 4 nhóm cùng với sỏi và những vật dụng khác để trẻ tự do sáng tạo.
- Cô đến từng nhóm nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Trẻ cùng khoe sản phẩm của mình.
- Trẻ dọn đồ phụ cô và đi rửa tay, vệ sinh.

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design