12/1/19


HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN QUANH EM
Nội dung:
- Vẽ các hiện tượng tự nhiên.
- Gấp cầu vồng, mây.
- Nặn, tạo hìnhcác hiện tượng tự nhiên.
- Khảm mây.
- Làm chong chóng, khinh khí cầu, từ phế liệu phế phẩm.
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để hoàn thành sản phẩm của mình.
- Trẻ yêu quý, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị
- Màu sáp, màu nước, giấy, tăm bông.
- Giấy màu, giấy trắng, màu sáp, đĩa giấy.
- Đất, bảng.
- Gòn, giấy màu, lá cây, bìa cứng, keo sữa, hồ dán.
- Kéo, ly nhựa, ống hút, đĩa giấy, bìa carton, giấy màu, hồ dán, đất nặn.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Cùng đi tham quan
- Cô cùng trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” và đi tham quan phòng trưng bày nghệ thuật về các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ quan sát và thảo luận tự do.
- Cô hỏi trẻ cách thực hiện.
- Những người ở phòng trưng bày đã tặng các con rất nhiều nguyên vật liệu để các con thỏa sức sáng tạo ra những sản phẩm mình thích. Bây giờ các con hãy cùng về nhóm và trổ tài nhé!
* Hoạt động 2: Bé trổ tài
- Trẻ cùng cô chơi trò chơi: “Những ngón tay nhúc nhích”.
- Trẻ về nhóm thực hiện.
- Cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Báo sắp hết giờ.
- Hết giờ, cô cùng trẻ trưng bày sản phẩm.
- Hỏi trẻ con thích sản phẩm nào, vì sao?
- Cô đưa ra kết luận, động viên, khuyến khích trẻ.
- Giáo dục trẻ: Yêu quý và giữa gìn sản phẩm củ mình và của bạn.
* Kết thúc.




KPKH
NHỮNG VIÊN SỎI KỲ DIỆU
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết được đặc điểm, tính chất, công dụng của sỏi.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, thực hành thí nghiệm qua sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ hứng thú khi được tham gia hoạt động cùng cô và bạn, biết bảo vệ bản thân trước những tác động của môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị
- Của cô: Video, nhạc, sỏi, xô đựng nước, mô hình lọc nước từ sỏi...
- Của trẻ: Sỏi, chai, màu...
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Con đường sỏi
- Cô cùng trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” và đi qua con đường trải sỏi.
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Cô và các con vừa đi đâu?
+ Con có cảm giác gì khi đi trên sỏi?
* Hoạt động 2: Cùng khám phá
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những viên sỏi tuy nhỏ bé nhưng có thể làm được nhiều điều kỳ diệu, bây giờ cô và các con cùng đi tìm hiểu về sỏi nhé!
- Cô chia trẻ làm 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 rổ sỏi cho trẻ cầm, sờ, nắn, chơi và thảo luận.
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những viên sỏi có màu gì? Tròn hay không tròn? Bề mặt của sỏi nhẵn hay không nhẵn? Cứng hay mềm?
+ Chúng ta thường thấy sỏi ở đâu?
- Sỏi là những viên đá nhỏ bị bào mòn.
+ Khi gõ 2 viên sỏi vào nhau điều gì sẽ xảy ra?
- Con thử đổi 2 viên sỏi to hơn và lại gõ vào với nhau để xem điều gì xảy ra nhé!
+ Theo con sỏi nặng hay nhẹ?
- Để chứng minh sỏi nặng hay nhẹ các on hãy cùng làm thí nghiệm nhé!
- Cô cùng trẻ hát bài: “Giọt mưa và em bé”.
- Mỗi trẻ cầm 1 đến 2 viên sỏi thả vào xô nước và quan sát.
+ Sỏi nổi hay chìm? Vì sao?
- Cô khen trẻ và tặng cho mỗi trẻ 1 chai nhựa có nước rồi cho trẻ đổ vào mô hình, quan sát.
+ Sỏi còn được dùng để làm gì? – Lọc nước.
+ Bây giờ các con hãy bỏ 2 viên sỏi vào chai nước rồi vặn nắp lại và lắc.
+ Điều gì xảy ra? Chai nào kêu to hơn? Vì sao?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về những ứng dụng của sỏi trong cuộc sống. Trò chuyện với trẻ:
+ Người ta dùng sỏi để làm gì?
- Cô đưa ra kết luận: Sỏi thường có mặt ở bờ sông, suối, chúng lẫn trong bãi cát. Con người dùng sỏi để lát đường, bỏ vào hồ cá, chậu cây hoặc vẽ lên sỏi làm vật trang trí...
- Giáo dục trẻ sỏi chỉ dùng để trang trí, phục vụ cuộc sống, nó không ăn được, nó có thể làm chúng ta bị thương nếu dùng để ném nhau. Để bảo vệ đôi chân, chúng ta không đi chân trần trên sỏi.
* Hoạt động 3: Cùng trổ tài
- Cô chia lớp làm 4 nhóm cùng với sỏi và những vật dụng khác để trẻ tự do sáng tạo.
- Cô đến từng nhóm nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Trẻ cùng khoe sản phẩm của mình.
- Trẻ dọn đồ phụ cô và đi rửa tay, vệ sinh.


PHÍA PHẢI - PHÍA TRÁI (Giáo án toán)

I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết phía trái phía phải của người khác, biết đặc điểm của ngày và đêm.
- Trẻ nói chính xác thuật ngữ toán học. Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ.
- Trẻ thích tham gia hoạt động cùng cô và bạn, chú ý lắng nghe, giữ trật tự khi học, tuân thủ luật chơi.
II. Chuẩn bị:
- Của cô: Nhạc, tranh.
- Của trẻ: Giấy, màu sáp, đồ dùng rời (hình mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, đám mây, lô tô hoạt động của trẻ).
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Làm theo yêu cầu của cô”.
- Cô nói cho trẻ làm theo:
+ Mắt trái, má trái, tai trái, tay trái, chân trái, vỗ tay bên trái.
+ Mắt phải, má phải, tai phải, chân phải, dậm chân bên phải.
- Cô hỏi trẻ bạn bên phải, bên trái trẻ.
- Cô nhận xét, khen trẻ.                                                                      
- Trẻ hát bài “Càng lớn càng ngoan. Chuyển đội hình.
* Hoạt động 2: Nhận biết ngày và đêm, nhận biết phía phải phía trái của bạn búp bê.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”.
- Cô mang đến cho lớp điều bất ngờ và trò chuyện với trẻ:
     + Điều bất ngờ của cô là gì?
     + Vì sao con biết đây là bức tranh ban ngày?
     + Bức tranh ban ngày có những gì?
     + Vì sao con biết đây là bức tranh ban đêm?
     + Bức tranh ban đêm có những gì?
     + Ban ngày các con thường làm gì?
     + Ban đêm các con thường làm gì?
- Hai bức tranh này là món quà mà bạn búp bê mang đến tặng cho cả lớp chúng ta đấy.
- Cô cho trẻ nhận xét vị trí của bạn búp bê so với 2 bức tranh (ở giữa).
- Cô cho bạn búp bê ngồi cùng hướng với trẻ và hỏi trẻ:
     + Khi bạn búp bê ngồi cùng hướng với các con thì phía phải phía trái của bạn có giống con không?
- Cô hỏi trẻ phía phải, phía trái của bạn búp bê là bức tranh gì.
- Cô cho búp bê ngồi đối diện với trẻ và hỏi trẻ:
     + Khi bạn búp bê ngồi đối diện với các con thì phía phải phía trái của bạn có giống con không?
- Cô hỏi trẻ phía phải, phía trái của bạn búp bê là bức tranh gì.
- Cô đưa ra yêu cầu cho trẻ, cô muốn bức tranh ban đêm nằm phía phải (phía trái) của bạn búp bê).
* Cô khen trẻ và thưởng quà cho trẻ.
* Cô cùng trẻ đọc “Chuyền rổ” trẻ lấy đồ dùng rời ngồi thành 4 hàng ngang.
- Cô hỏi trẻ: Trong rổ của con có những hình gì?
- Trẻ lấy hình theo yêu cầu của cô.
- Cô yêu cầu trẻ lấy búp bê đặt trước mặt và đối diện với trẻ.
     + Lấy một hình ảnh xuất hiện vào ban ngày (ban đêm) đặt về phía phải (phía trái) của búp bê.
     + Lấy một hoạt động dễn ra vào ban ngày (ban đêm) đặt về phía phải (phía trái) của búp bê.
     + Cất hình phía phải (phía trái) của bạn búp bê vào rổ.
- Trẻ đọc bào thơ “chuyền rổ”cất đồ dùng rời.
* Trò chơi: “Bạn nào nhanh”.
- Cô đứng ở giữa lớp và yêu cầu bạn trai (bạn gái) chạy về phía phải (phía trái) của cô.
* Trò chơi: “Đội nào giỏi hơn”.
- Cô chia lớp làm 4 đội, mỗi đội được nhận một tờ giấy, màu sáp, các hình xuất hiện trên bầu trời vào ban ngày, ban đêm. Nhiệm vụ của trẻ là tô màu bức tranh và dán hình phù hợp.
- Thời gian là một bản nhạc, hết thời gian trẻ mang tranh lên treo.
- Cô hỏi bức tranh ban đêm, ban ngày nằm ở phía nào của cô.
* Hoạt động 3: Nhận xét, kết thúc.


HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
NỘI DUNG
XD: Khu vườn của bé
PV: Tổ chức sinh nhật. BTLNT: Pha hạt é.
HT: Chơi kidsmart, chiếc hộp kỳ diệu, ai thông minh hơn?, ai nhanh hơn.
NT: Vẽ tô màu bạn trai bạn gái, làm nón, xâu vòng tặng bạn.
TNKP: Tưới cây, ủ giá đậu.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi, biết nội dung các trò chơi ở các góc trong chủ đề. Xây được khu vườn của bé.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ đối thoại với nhau khi chơi, để phân vai cho mình và cho bạn.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các vai chơi, nhóm chơi trong hoạt động. Trẻ biết chơi chung, không tranh giành đồ chơi, đoàn kết để hoàn thành mô hình khu vườn theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:       
- Xây dựng: Hàng rào, gạch, cây xanh, hoa, cà rốt, củ cải trắng, cải xanh,…
- Phân vai: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, bánh sinh nhật, đường, hạt é, ca, cốc, muỗng, tạp dề, khẩu trang,...
- Học tập: Bàn ghế, rổ, hình hình học, hộp, nắp chai, bản đồ, bút lông...
- Nghệ thuật: Giấy, màu sáp, keo, kéo, hũ bánh plant, ống hút,...
- Thiên nhiên: Xô tưới nước, đậu, hũ, bông gòn,...  
III. Tiến hành hoạt động:
* Trò chơi: Thử tài đồng đội
- Cô nêu cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: chia lớp làm 4 đội bò thấp chui qua cổng lên lấy gỗ về xây hàng rào.
+ Thời gian là một bản nhạc, hết thời gian đội nào lấy được nhiều gỗ sẽ chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Gỗ này các con sẽ mang về góc xây dựng để xây hàng rào làm thành một khu vườn thật đẹp. Cô biết các con vẫn muốn chơi nữa nên cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở các góc, bây giờ các con về góc ưa thích của mình để bắt đầu chơi nhé!
- Trước khi chơi cô nhắc nhở trẻ:
* Góc xây dựng: Các bạn sẽ gắn những hàng rào xung quanh cho khu vườn. Các bạn sẽ trồng cà rốt, rau cải, của cải trắng và các luống đất để khu vườn của mình thêm đẹp nha!
- Các góc khác cô giới thiệu sơ qua: Góc phân vai tổ chức sinh nhật búp bê, pha hạt é; góc nghệ thuật làm vòng, mũ tặng bạn; góc thiên nhiên làm giá đậu; góc hoạc tập chơi kisdmart, chiếc hộp kỳ diệu...
- Khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi.
- Cô cho trẻ về nhóm chơi.
- Cô quan sát, bao quát các góc chơi trong quá trình trẻ chơi.
- Cô đến từng góc để gợi ý cho trẻ chơi đúng.
- Sắp hết giờ, cô đến từng nhóm nhận xét.
- Kết thúc hoạt động.



ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê (TIẾT 2)


I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận biết chữ cái e, ê qua trò chơi. Trẻ biết cách đồ chữ theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ phát âm đúng, nhận ra âm e, ê trong tiếng, nhận ra chữ trong từ. Trẻ đồ được chữ theo yêu cầu.
- Trẻ yêu thích tiết học, biết vận dụng đọc chữ cái trong cuộc sống.
II: Chuẩn bị
- Của cô: Nhạc, tranh mẫu, thẻ chữ cái, rổ, nhà, bảng, hình ảnh.
- Của trẻ: Sách, bàn, ghế, màu, bút chì.
III: Hướng dẫn
* Hoạt động 1: Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô cùng trẻ hát “Ai thương con nhiều hơn”. Trẻ lấy cho mình một thẻ chữ cái. Khi cô nói trời tối trẻ chạy về đúng nhà của mình. Bạn nào có chữ e thì chạy về ngôi nhà chữ e, bạn nào có chữ ê thì chạy về ngôi nhà chữ ê.
- Cô yêu cầu trẻ phát âm và giơ thẻ chữ cái, e, ê in thường và viết thường. Cô hỏi trẻ ngoài chữ e, ê in thường, viết thường còn có kiểu chữ nào nữa?
- Cô nhận xét và khen trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi tìm âm trong tiếng
- Cô đọc các từ, cụm từ: “mẹ”, “bé”, “mẹ bế bé”, “mẹ kể chuyện”, “bé thả diều”…cho trẻ tìm âm e, ê.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Đội nào nhanh hơn”
- Trẻ nhận biết đọc từ dưới tranh do cô chuẩn bị và nhận biết các chữ cái còn thiếu trong từ chưa hoàn chỉnh dưới tranh.
+ Cách chơi: Chia lớp làm 4 đội. Mỗi lượt chơi một bạn của mỗi đội sẽ lên gắn chữ e, ê còn thiếu vào cho được cụm từ hoàn chỉnh rồi về cuối hàng đứng. Thời gian một bản nhạc, hết thời gian đội nào làm đúng nhiều sẽ chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được gắn 1 chữ. Bạn về vỗ vào vai mình mới được lên.
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu chữ e, ê rỗng, tô đều màu không lem ra ngoài.
- Đồ chữ cái theo chiều mũi tên:
+ e: đặt bút chì ở dấu chấm, đồ theo chiều mũi tên, đồ nét xiên phải rồi nét cong hở phải.
+ ê” giống chữ e. Dấu mũ đặt bút chì ở dấu chấm đồ nét xiên phải rồi nét xiên trái.
- Tìm và gạch chân chữ cái e, ê trong đoạn thơ.
- Nối các chữ cái e, ê trong các từ dưới hình vẽ với chữ cái e, ê trong vòng tròn.
- Trẻ lấy tập về bàn thực hện.
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Báo sắp hết giờ. Nhận xét, kết thúc.


THÊM BỚT, PHÂN CHIA NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 8


I. Muc đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. Biết thêm bớt các đối tượng trong phạm vi 8.

- Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của cô trên đồ dùng rời và sách bài tập.

- Giáo dục trẻ tinh thần thi đua học tập giữ gìn tập vở sạch đẹp, không nhăn góc.

II. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: Quả số lượng 8.

 Đồ dùng của trẻ: Sách LQVT, chì màu, tranh mẫu phóng to, bàn ghế cháu ngồi theo nhóm.

III. Hướng dẫn: Cả lớp cùng hát bài: “Tập đếm”. Tổ trưởng phát đồ dùng.

HĐ 1: Bé ơi nhìn xem.

- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp xem dồ dùng nào có số lượng là 8 và ít hơn 8.

- Cô đính nhóm có số lượng 8 cho cả lớp đếm và xác định, chọn số đặt tương ứng.

+ Bạn nào lên gắn cho cô 8 quả Dâu. Và một bạn gắn cho cô 7 bông hoa.

+ Các bạn hãy nhìn xem, số quả và số hoa như thế nào với nhau? (Số quả nhiều hơn).

+ Số quả nhiều hơn và nhiều hơn mấy? (Nhiều hơn 1).

+ Vậy làm sao để số quả và số hoa bằng nhau và đều bằng 8.

- Sau mỗi lần thêm bớt cho cháu nói số lượng và đặt số tương ứng nhóm đồ dùng.

HĐ 2: Ai tài thế nhỉ.

- Dạy trẻ chia 8 đối tượng thành 2 phần.

  1      7
  2       6
- Cứ lần lượt cô cho trẻ lên chia nhóm và cô tóm lại.

+ Nhóm số lượng 8 có 4 cách chia, chia 8 thành nhóm 1 và 7, nhóm 2 và 6, nhóm 3 và 5, nhóm 4 và 4. vì số 8 là số chẵn nên có thể chia thành 2 nhóm bắng nhau và đều bằng 4.

- Cô cho trẻ tìm quanh lớp xem những vật gì có số lượng 8.

HĐ 3: Ai khéo tay nhất.

- Cô giới thiệu mẫu ở bảng theo sách. Cô nêu yêu cầu cần thưc hiện, giải thích.

+ Cắt và dán 8 giỏ vào 2 giỏ, viết số lượng đúng với số lượng quả ở mỗi giỏ. Tô màu giỏ ít hơn hoặc tô 2 giỏ nếu chúng có cùng số lượng.

- Cháu thực hiện cô bao quát nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, đăt tập, tô màu.

- Động viên cháu yếu hoàn thành bài tập của mình. Cô cho lớp nghỉ ngơi, uống nước.



LÀM QUEN CHỮ CÁI u, ư (Tiết 1)

Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết đúng hình dáng chữ cái u, ư qua từ và trong bài đồng dao.
- Trẻ phát âm chính xác chữ cái, so sánh được điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ cái, tích cực tham gia hoạt động.
 - Giáo dục trẻ tinh thần thi đua học tập, đoàn kết trong nhóm chơi và ham thích học chữ cái.
Chuẩn bị: 
- Cô:  + Tranh vẽ thùng thư kèm từ.
          + Thẻ chữ cái rời để ghép từ: “Thùng thư”.
          + PP phân tích, so sánh hình dáng chữ cái.
- Trẻ: + Thẻ chữ cái rời u, ư và chữ cái đã học.
         + Các nét cắt rời để ghép chữ u, ư.
         + Bảng gỗ có dán chữ u, ư và chữ cái khác.
         + Tranh có bài đồng dao: “Kéo cưa lừa xẻ”.
Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1:
 - Cô tập hợp trẻ lại và cùng trò chuyện về trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ”.
 - Ai là người sử dụng cái cưa? Bác thợ mộc đã làm ra những đồ dùng nào?
 - Cô khái quát nội dung và hướng trẻ vào nội dung trọng tâm.
 - Cô giới thiệu tranh: “Thùng thư”. Đố trẻ.
 - Cô cho trẻ đọc từ: “Thùng thư” 2 lần.
 - Cô ghép chữ cái rời thành từ giống tranh. Trẻ đọc lại từ.
 - Cô chọn chữ cái u, ư giới thiệu với trẻ. Cô mời trẻ phát âm chữ u, ư .
 @ Hoạt động 2.
Hôm nay cô sẽ dạy con 2 chữ cái mới đó là chữ u, ư.
Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm chữ cái u, ư vài lần.
·           Phân tích hình dáng chữ cái:
- Chữ u: Gồm 1 nét móc ngược, kết hợp nét dọc ngắn bên phải.
- Chữ ư: Gồm 1 nét móc ngược, kết hợp nét dọc ngắn bên phải, có dấu móc nhỏ ở trên.
·    So sánh điểm giống và khác nhau giữa u, ư:
- Giống nhau: Cùng có nét móc ngước, kết hợp nét dọc ngắn phía bên phải.
- Khác nhau: Chữ u không có dấu móc, chữ ư có dấu móc.
·      Giới thiệu chữ in hoa, in thường, chữ viết.
  - Cô mở các file trình chiếu các nét rời gép thành chữ u, ư cho trẻ thấy rõ điểm giống và khác nhau.
  - Cô giới thiệu chữ cái in hoa, in thường, chữ viết cho trẻ xem.
@ Hoạt động 3: Trò chơi.
Trò chơi 1: Ai nhanh tay.
- Tìm chữ cái u, ư trong thẻ chữ cái rời.
- Ráp chữ cái u, ư từ những nét rời.
- Cô nêu yêu cầu trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ phát âm chữ cái sau mỗi lần trẻ tìm được. Cô theo dõi, nhận xét.
Trò chơi 2: Phản xạ nhanh.
- Cô có bảng gỗ dán các chữ cái u, ư và các chữ cái khác. Cô chia trẻ thành 2 nhóm bạn trai và bạn gái.
- Cô mở nhạc trẻ di chuyển xung quanh các bảng gỗ, vừa đi vừa nhún theo nhạc. Khi cô tắt nhạc trẻ phải nhanh chóng nhảy vào các bảng gỗ.
- Ai tìm được chữ u thì đứng 2 chân, ai tìm được chữ cái ư thì đứng 1 chân. Ai không tìm được chữ nào thì phải ra ngoài đứng để lần sau chơi tiếp.     
- Trẻ chơi, cô theo dõi nhận xét, tuyên dương.
Trò chơi 3: Tai ai tinh.
-  Cô treo tranh bài đồng dao: “Kéo cưa lừa xẻ” lên bảng.
-  Cô đọc bài thơ, trẻ đọc theo cô.
-  Chú ý nhấn mạnh các từ có chứa âm u, ư vừa học.
-  Cô đọc từ, trẻ đọc theo: Chú thợ nề, Chú bộ đội, Ngư phủ, Bác đưa thư.
@  Kết thúc: Cô nhận xét chung hoạt động. Cho trẻ nghỉ.

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design