2/15/17

Câu hỏi trắc nghiệm thi GVG mầm non (Đề 2)

Câu 1. Các nhóm kỹ năng sống dạy trẻ em ở lứa tuổi MN?
a. Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
b. Nhóm kỹ năng quán lý cảm xúc.
c. Nhóm kỹ năng học tập.
d. Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
e. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Tận dụng tình huống thực trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chị hãy cho ví dụ cụ thể:
(Đây chỉ là ví dụ gợi ý, mỗi giáo viên tự tìm và kể được 1 tình huống và cho vd cụ thể, khác nhau) sau khi chơi xong, trẻ để đồ chơi bừa bãi cô sẽ hỏi trẻ: con cất đồ chơi chưa? Để lớp học của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng, con phải làm gì? Con hãy cùng cất đồ chơi với bạn nhé! Cô hướng dẫn trẻ cùng dọn dẹp đồ dùng đồ chơi. Dần dần giáo viên đã hình thành ở trẻ kỹ năng biết phối hợp cùng bạn sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp…
Câu 3: Nội dung GD kỹ năng sống cho trẻ thực hiện trong chương trình GDMN thực hiện từ năm nào?
a. Năm 2008.
b. Năm 2009.
c. Năm 2010.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Mục tiêu GD kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
a. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống.
b. Biết được những điều nên làm và không nên làm.
c. Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý tình huống trong cuộc sống.
d. Khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
a. Làm gương/làm mẫu.
b. Trải nghiệm.
c. Tập luyện thường xuyên.
d. Trò chuyện, đàm thoại.
e. Giải quyết tình huống.
f. Tận dụng các tình huống.
g. Khen ngợi, động viên.
h. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Nêu mục tiêu GD kỹ năng sống cho trẻ MN?
a. Nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong CS, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự nhiên, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong CS, khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có khả năng trong CS, hài hòa trong tương lai.
b. Nhằm giúp trẻ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
c. Nhằm kích thích phát triển những chuản mực đạo đức của trẻ, tôn trọng đối xử với người xung quanh.
d. Câu b và c đúng.
Câu 7: Có mấy nhóm kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ mầm non, gồm những nhóm nào?
a. Có 5 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
b. Có 7 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
- Nhóm kỹ năng làm việc nhóm.
- Nhóm kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm.
c. Có 4 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
d. Có 6 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
- Nhóm kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 8: Để GD kỹ năng sống cho trẻ cần lồng ghép vào các hoạt động nào của lớp?
a. Tiến hành trong các hoạt động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, vui chơi, học tập, lễ hội, tham quan.
b. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập.
c. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan.
d. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập, lễ hội, tham quan.
Câu 9: Nêu các kỹ năng sống mà chị đã dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường?
a. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
- Giao tiếp, tự tin: giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
- Yêu thương, đống cảm, chia sẻ: gói quà, làm thiệp tặng người thân, bạn bè các dịp lễ tết.
- Hợp tác, làm việc nhóm: tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn cùng hoàn thành công việc chung.
b. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
- Yêu thương, đống cảm, chia sẻ: gói quà, làm thiệp tặng người thân, bạn bè các dịp lễ tết.
c. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
Giao tiếp, tự tin: giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
d. Câu a và c đều đúng.
Câu 10: Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp nào?
a. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Trải nghiệm.
- Tập luyện thường xuyên.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Giải quyết tình huống.
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
b. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Trải nghiệm.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
c. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Tập luyện thường xuyên.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Giải quyết tình huống.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
d. Câu b và c đều đúng.
Câu 11: Mục đích nào sau đây nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ?
a. Giúp cho trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
b. Giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
c. Giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống và đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 12: GV lồng ghép GD kỹ năng sống cho trẻ với chủ đề nào sau đây:
- Tất cả các chủ đề.
- Tất cả các chủ đề, trừ chủ đề nghề nghiệp và TGĐV.
- Chủ đề bản thân, GĐ.
- Tất cả các chủ đề trừ chủ đề Quê hương, Bác Hồ.
Câu 13: Độ tuổi (nhóp, lớp) MN nào thì cần được giáo dục kỹ năng sống?
- Mầm, Chồi.
- Lá.
- 0 đến 6 tuổi.
- Nhà trẻ.
Câu 14: Người GV cần làm gì để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất:
a. Rèn luyện bản thân.
b. Trau dồi kiến kiến thức.
c. Làm gương.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 15: Nêu một số trò chơi giáo dục giá trị kỹ năng sống cho trẻ MN?
Trò chơi: Cờ bay phấp phới, kéo co, rồng rắn lên mây, chìm chìm nổi nổi, bịt mắt đá bóng, trăng sáng, đi tìm động vật, thi tài kể chuyện, xứng lứa vừa đôi, xếp hình tiếp sức, mở ra cánh cửa bí mật, khu vườn kỳ diệu, ai khéo tay, trẻ đọc sách cùng cô, lá thăm may mắn, hãy gõ cửa 3 tiếng, sách số của bé…(Sách GD giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ MN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội).


Bạn tham khảo thêm các đề thi trắc nghiệm GVG mầm non sau:

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design