ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MẦM NON (ĐỀ 10)
I. Phần trắc nghiệm: (mỗi
câu đúng 1 đ)
Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong
mỗi câu sau:
Câu 1: Theo thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ban hành quy chế BDTX giáo viên phải
thực hiện tổng thời lượng BDTX là bao nhiêu tiết/năm học?
a.Tổng thời lượng 60 tiết.
b. Tổng thời lượng 120 tiết.
c. Tổng thời lượng 90 tiết.
Câu 2: Khi đánh giá chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non, theo đồng chí, quy trình nào sau đây là đúng?
a. Giáo viên đánh giá - Phó hiệu trưởng đánh giá -
Công đoàn đánh giá.
b. Giáo viên đánh giá - Chi bộ đánh giá - Hiệu
trưởng đánh giá.
c. Giáo viên đánh giá - Tổ chuyên môn đánh giá -
Hiệu trưởng đánh giá.
Câu 3: Công tác giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật trong trường mầm non, theo bạn:
a. Không nên thực hiện vì nhiệm vụ của giáo
viên mầm non là vừa chăm sóc - nuôi dưỡng, vừa giáo dục trẻ nên công việc rất
vất vả. vì đây là nhiệm vụ của trường nuôi dạy trẻ khuyết tật.
b. Là một trong những nhiệm vụ của ngành
nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập, phục hồi chức năng và hoà nhập
với cộng đồng, xã hội.
c. Giúp trẻ khuyết tật học để làm người,
học để để chung sống, học để làm việc và để trẻ không còn là gánh nặng của gia
đình và xã hội.
d. Câu b và c.
Câu 4: Nguồn nước sử dụng trong chế biến thực phẩm
có ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
a. Sai, vì nước không có chất dinh dưỡng.
b Đúng, vì trong
nước thường tồn tại nhiều vi khuẩn, vi sinh, ấu trùng, mầm bệnh và các tác nhân
hóa học như kim loại nặng…
c. a,b đều đúng.
d. a,b đều sai.
Câu 5: Chủ
đề của năm học 2018-2019:
a. “Đổi mới thực chất, nâng cao năng lực
quản lý ” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo” và khẩu hiệu hành
động “Tận tâm, tận tụy, tận lực tất cả vì học sinh thân yêu”.
b. “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,
chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo” và khẩu
hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực tất cả vì học sinh thân yêu”.
c “Đổi mới thực chất,
hiệu quả nâng cao” với phương châm “Trách nhiệm, năng động, sáng tạo” và khẩu
hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
d. “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,
chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động, sáng tạo”.
Câu 6: Đồ
dùng dạy học, đồ chơi phục vụ trong các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng mở
nghĩa là:
a. Giáo viên nên
chuẩn bị đầy đủ, hoàn thiện và trưng bày để thu hút trẻ.
b. Giáo viên tự
làm từ các nguyên vật liệu, phế liệu, phế phẩm tận dụng, sưu tầm được để đảm
bảo tiết kiệm và chống lãng phí.
c. Giáo viên đề
nghị nhà trường mua sắm và trang bị cho lớp vì bền và tiết kiệm thời gian.
d. Giáo viên chủ
động lựa chọn và chuẩn bị trước một số phần cơ bản, trẻ tiếp tục tự làm hoặc
nghĩ ra nhiều cách chơi trong quá trình hoạt động theo yêu cầu đề tài.
Câu 7: Chế độ ăn của trẻ béo phì như thế nào?
a. Khuyến khích trẻ ăn rau, quả tươi vì trong rau quả tươi
có nhiều chất xơ, nên cho trẻ ăn đúng bữa ăn không ăn vặt.
b. Khi ăn tập cho trẻ có thói quen nhai kỷ, nuốt chậm, kéo
dài thời gian ăn khiến thức ăn được tiêu hóa hấp thu.
c. Ăn ít chất béo, bột đường, không nên uống nước có gaz,
không ăn nhiều bánh kẹo, hạn chế thời gian xem tivi và các trò chơi điện tử,
không nên uống quá nữa lít sữa tươi nguyên kem trong một ngày.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 8: Trong qui chế nuôi dạy trẻ có mấy công tác đảm bảo
an toàn cho trẻ?
a. 6 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
b. 7 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
c. 8 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
d. 9 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
Câu 9.
Đánh giá kết quả học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ trên các hoạt động căn cứ:
a. Dựa vào
kết quả và sản phẩm cuối cùng của trẻ đạt được.
b. Dựa vào quá trình hoạt động của cháu.
c. Dựa vào
lời nói của cháu.
d. Cả a và
c đều đúng.
Câu 10: Cần cho trẻ ăn
muối Iốt để phòng bệnh:
a. Còi xương.
b. Quáng gà, mù mắt.
c. Suy dinh dưỡng.
d. Bướu cổ, đần độn.
Câu
11: Bạn
hãy cho biết giáo án điện tử là gì?
a. Là các Slide Power Point.
b. Là giáo án được thiết kế sẵn.
c. Bản thiết kế cụ thể, toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy và học của GV và trẻ. Toàn bộ hoạt động đó đã được đa phương tiện
hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ được quy định bởi cấu trúc của bài
học.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 12: Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì:
a. Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được trao đổi, trình bày ý kiến.
b. Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
c. Hình thức tổ chức thoải mái, phương pháp phù hợp.
d Tất cả các ý trên.
Câu 13: Các hành vi giáo viên không được làm.
a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Xuyên tạc
nội dung giáo dục.
b. Bỏ giờ. Bỏ buổi
dạy. Tuỳ tiện
cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục.
c. Đối xử
không công bằng đối với trẻ em. Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền
d. Bớt xén
khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
e. a,b đúng.
f. a,b,d đúng.
g.Tất cả đều đúng.
Câu 14: Nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là:
a. Nghe, nói và làm quen với việc đọc.
b. Nghe, nói và làm quen với việc viết.
c. Nghe, nói và làm quen với việc đọc và viết.
d. Nghe, nói, đọc, viết thành thạo các chữ.
Câu 15:
Thực phẩm nào sau đây có hàm lượng chất
béo cao nhất?
a. Thịt heo.
b. Đậu nành.
c. Mè (vừng).
d. Đậu xanh.
Câu 16: Khi đánh giá chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non, theo đồng chí, quy trình nào sau đây là đúng?
a. Giáo viên đánh giá - Phó hiệu trưởng đánh giá -
Công đoàn đánh giá.
b. Giáo viên đánh giá - Chi bộ đánh giá - Hiệu
trưởng đánh giá.
c. Giáo viên đánh giá - Tổ chuyên môn đánh giá -
Hiệu trưởng đánh giá.
Câu 17: Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của
chương trình giáo dục mầm non hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25
tháng 7 năm 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo là thông tư nào?
a. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 26
tháng 11 năm 2016.
b. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30
tháng 12 năm 2016.
c. Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT, ngày 22
tháng 01 năm 2017.
Câu 18: Thế
nào là tự tin ở trẻ mẫu giáo?
a.
Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình
nghĩ.
b. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với
người khác mà không e ngại.
c.
Tự tin là trẻ nói mạch lạc khi trình bày suy nghĩ của mình, không e dè, sợ sệt trước
đám đông.
d. Cả
3 ý trên đều đúng.
II. Phần tự luận: (2 điểm)
Theo bạn,
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở trường mầm non gồm những hoạt
động nào?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trả lời
1.b
2.c
3.d
4.b
5.c
6.d
7.d
8.a
9.b
10.a
11.c
12.d
13.g
14.c
15.c
16.c
17.b
18.d
Đáp án tự luận:
Hoạt động
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở trường mầm non gồm những hoạt động
sau:
|
+ Hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ, bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm
sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.
|
+ Hoạt động giáo
dục trẻ, bao gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt
động ngày hội, ngày lễ.
|
+ Hoạt động giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết
tật do Bộ GD ĐT ban hành.
|