2/15/17

Câu hỏi trắc nghiệm thi GVG 

mầm non (Đề 4)

Câu 1: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:
a)       Trẻ có biểu hiện loét miệng và nổi sần ở lòng bàn chân, bàn tay.
b)       Trẻ khó ngủ, giật mình quấy khóc là do bị đau miệng.
c)         Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhẹ có thể cho đi học.
d)       Trẻ mắc bệnh điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng đơn thuần, đi kèm nổi sần ở lòng bàn tay, bàn chân, trẻ chỉ giật mình chới với có thể biến chứng viêm não, màng não, trẻ mắc bệnh cho trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.
Câu 2: Phòng chống béo phì cho trẻ cần:
a)       Thay đổi chế độ dinh dưỡng.
b)       Khuyến khích trẻ vận động và tập luyện thể thao.
c)        Thay đổi chế độ ăn phù hợp, ngủ đủ giấc, hạn chế xem tivi, khuyến khích trẻ vận động tập luyện thể thao, động viên và khích lệ trẻ.
d)       Hạn chế xem tivi.
Câu 3: Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết:
a)       Sốt cao đột ngột 40 đến 41 độ C.
b)       Sốt kéo dài 4 đến 7 ngày.
c)        Trẻ có thể bị co giật, rét run, đau đầu, đau cơ, khớp.
d)       Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 4: Muốn con phát triển tốt vốn từ ba mẹ cần:
a)       Thường xuyên trò chuyện với con, tạo điều kiện cho trẻ xem sách báo có tranh ảnh
b)       Được nghe đọc truyện và kể truyện, được chơi với bạn, được dạo chơi thăm quan.
c)        Cả 2 câu trên đều đúng.
d)       Cả 2 câu trên đều sai.
Câu 5: Chỉ số calo 1 ngày của trẻ ăn tại trường mn (cả ăn sáng) là bao nhiêu?
a)       Từ 900 calo đến 1000 calo.
b)       Từ 1000 đến 1200 calo.
c)        Từ 800 calo đến 900 calo.
d)       Từ 700 calo đến 800 calo.
Câu 6: Hình thức điều tra phổ cập trẻ mn 5 tuổi gồm:
a. Liên hệ địa phương lấy số lượng trẻ, lấy số lượng trẻ học tại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
b. Đến từng hộ gia đình lập biểu điều tra theo từng hộ gia đình có trẻ từ 0 đến 5 tuổi, thống kê trẻ học tại các trường mầm non, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
c. Liên hệ tổ trưởng khu phố lấy số liệu, thống kê trẻ học tại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
d. Lấy số liệu tại các trường cấp 1, 2 trong phường (xã/thị trấn), thống kê trẻ học lại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
Câu 7: 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
a)       Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; dạy học trên công nghệ thông tin; các hoạt động tập thể; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; tìm hiểu di tích văn hóa cách mạng ở địa phương.
b)       Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; dạy và học có hiệu quả; các trò chơi dân gian và bài hát dân ca; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; tìm hiểu di tích văn hóa cách mạng ở địa phương.
c)        Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; dạy học trên công nghệ thông tin; các hoạt động tập thể; rèn luyện nề nếp học tập tốt cho học sinh; tìm hiểu di tích văn hóa cách mạng ở địa phương.
d)       Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; dạy và học có hiệu quả; các hoạt động tập thể; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; tìm hiểu di tích văn hóa cách mạng ở địa phương.
Câu 8: Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực một cách tốt nhất, giáo viên cần.
a)       Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ mn.
b)       Trang trí trường lớp sạch đẹp.
c)        Tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học.
d)       Thực hiện dạy và học có hiệu quả, trang trí trường lớp luôn xanh sạch đẹp và an toàn, nâng cao việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, tổ chức cho trẻ tham quan các di tích lịch sử, đền Hùng, tìm hiểu về cuội nguồn dân tộc, tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, đồng dao, ca dao.
Câu 9: Trình tự 6 bước quy trình rửa tay:
a)       Làm ướt lòng bàn tay và xoa xà bông, dùng các ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay lần lượt các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại; rửa mu bàn tay và ngược lại; rửa các kẽ ngón tay và ngược lại; chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ sát vào lòng bàn tay kia và ngược lại, xả tay bằng nước sạch và lau khô.
b)        Làm ướt lòng bàn tay và xoa xà bông; rửa mu bàn tay và ngược lại; rửa các kẽ ngón tay và ngược lại; dùng các ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay lần lượt các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại; chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ sát vào lòng bàn tay kia và ngược lại, xả tay bằng nước sạch và lau khô.
c)        Làm ướt lòng bàn tay và xoa xà bông, dùng các ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay lần lượt các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại; rửa các kẽ ngón tay và ngược lại; rửa mu bàn tay và ngược lại; chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ sát vào lòng bàn tay kia và ngược lại, xả tay bằng nước sạch và lau khô.
d)       Làm ướt lòng bàn tay và xoa xà bông, chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ sát vào lòng bàn tay kia và ngược lại, dùng các ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay lần lượt các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại, rửa mu bàn tay và ngược lại, rửa các kẽ ngón tay và ngược lại, xả tay bằng nước sạch và lau khô.
Câu 10: Trình tự cách sử dụng thuốc Chloramin B 2%.
a)       Dùng dung dịch thuốc chloramin B 2% đã pha đều rửa đồ chơi, đổ dung dịch thuốc chloramin B 2% lên mặt bàn ghế chảy xuống sàn nhà. Dùng dung dịch thuốc chloramin B 2% lau các tay nắm cửa. Để từ 1 đến 2 tiếng. Rửa lại bằng nước sạch.
b)       Rửa đồ chơi bằng dung dịch chloramin B 2% đã pha đều. Dùng dung dịch thuốc lau các bờ tường, của kính, đổ dung dịch thuốc chloramin B 2% lên mặt bàn ghế chảy xuống sàn nhà. Để từ 1 đến 2 tiếng. Rửa lại bằng nước sạch.
c)        Dùng dung dịch thuốc chloramin B 2% đã pha đều, đổ dung dịch thuốc chloramin B 2% lên mặt bàn ghế chảy xuống sàn nhà. Dùng dung dịch thuốc chloramin B 2% lau các tay nắm cửa. Để từ 1 đến 2 tiếng. Rửa lại bằng nước sạch.
d)       Câu a và c đúng.
Câu 11: Nội dung lĩnh vực giáo dục thể chất bao gồm:
a)       Phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
b)       Phát triển các nhóm cơ và hô hấp, phát triển tố chất vận động và tập các cử động bàn tay, ngón tay. Phối hợp tay mắt sử dụng một số đồ dùng.
c)        Cả a và b sai.
d)       Cả a và b đúng.
Câu 12: Hoạt động học có chủ đích của lĩnh vực thể chất phải lựa chọn:
a)       Một kỹ năng vận động mới và một kỹ năng vận động cũ có cùng tố chất vận động.
b)       Một kỹ năng vận động mới và một kỹ năng vận động cũ tổ chức dưới dạng trò chơi.  
c)        Một kỹ năng vận động mới và một trò chơi vận động hoặc trò chơi dân gian.
d)       Câu b và c đều đúng.
Câu 13: Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ là:
a)       Nghe, nói.
b)       Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
c)        Nghe, nói và làm quen với sách bút.
d)       Nghe, nói, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao.
Câu 14: Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà mẫu giáo là: 
a)       Nghe nói và làm quen với việc đọc.
b)       Nghe nói và làm quen với việc viết.
c)        Nghe nói và làm quen với việc đọc, viết.
d)       Nghe, nói, đọc, viết thành thạo các chữ.
Câu 15: Chuẩn nghề nghiệp GVMN gồm các yêu cầu về:
a)       Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
b)       Lĩnh vực kiến thức.
c)        Lĩnh vực kỹ năng sư phạm.
d)       Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Lĩnh vực kiến thức. Lĩnh vực kỹ năng sư phạm.
Câu 16: Nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo bao gồm:
a)       Khám phá khoa học và khám phá xã hội.
b)       Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.
c)        Khám phá khoa học và khám phá xã hội. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.
d)       Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán và môi trường xã hội.
Câu 17: Chủ đề của năm học 2011 – 2012 là:
a)       Năm học đổi mới quản lý.
b)       Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.
c)        Năm học nâng cao chất lượng giáo dục.
d)       Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Câu 18: Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo bao gồm:
a)       Ý thức về bản thân và nhận biết, thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
b)       Phát triển kỹ năng xã hội. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
c)        Quan tâm và bảo vệ đến môi trường.
d)       Cả a, b, c đều đúng.
Câu 19: Đối với chị, hoạt động học có chủ đích nào của trẻ chị thấy khó tổ chức để đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ? Lý do?


Bạn tham khảo thêm các đề thi trắc nghiệm GVG mầm non sau:





Câu hỏi trắc nghiệm thi GVG mầm non (Đề 3)

Câu 1: Kỹ năng quản lý lớp học trong quy định chuẩn nghề nghiệp bao gồm:
a. Đảm bảo an toàn cho trẻ, tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, quản lý hồ sơ sổ sách, đồ dùng đồ chơi sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc giáo dục.
b. Đảm bảo an toàn cho trẻ, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm lớp.
c. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
d. b và c đều đúng.
Câu 2: Trong điều lệ trường mầm non qui định các hành vi giáo viên mầm non không được làm:
a. Xuyên tạc nội dung giáo dục, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén phần ăn của trẻ.
b. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, bỏ giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
c. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, xuyên tạc nội dung giáo dục, bỏ giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén chương trình. Đối xử không công bằng với trẻ em, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền, bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Làm việc riêng khi đang thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
Câu 3: Hình thức điều tra phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi gồm:
a. Liên hệ địa phương lấy số lượng trẻ, lấy số lượng trẻ học tại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
b. Đến từng hộ gia đình lập biểu điều tra theo từng hộ gia đình có trẻ từ 0 đến 5 tuổi, thống kê trẻ học tại các trường mầm non, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
c. Liên hệ tổ trưởng khu phố lấy số liệu, thống kê trẻ học tại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
d. Lấy số liệu tại các trường cấp 1, 2 trong phường (xã/thị trấn), thống kê trẻ học lại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
Câu 4: Mục đích sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là gì?
a. Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và hoạt động khi xây dựng kế hoạch giáo dục năm cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
b. Làm căn cứ xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ.
c. Định hướng nội dung tuyên truyền cho các bậc cha mẹ.
d. Tất cả đáp án trên.
e. Đáp án b, c đúng.
Câu 5. Những phương pháp nào dưới đây phát huy mạnh hơn tính tích cực nhận thức của trẻ.
a. Vấn đáp, tìm tòi, khám phá.
b. Thuyết minh-giải thích, minh họa.
c. Làm thí nghiệm-giải thích, minh họa.
d. Trẻ thực hành, quan sát, tìm tòi.
Câu 6: Trẻ em như thế nào được gọi là trẻ béo phì?
a. Là tình trạng cân nặng vượt quá chuẩn so với chiều cao.
b. Là tình trạng cân nặng vượt quá so với độ tuổi.
c. Là tình trạng cân nặng cân đối với chiều cao.
d. Câu a và b đúng.
Câu 7: Thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì là trách nhiệm của:
a. Hiệu trưởng, nhân viên y tế, tổ cấp dưỡng.
b. Tổ cấp dưỡng, giáo viên trên lớp và phó hiệu trưởng phụ trách bán trú.
c. Nhân viên y tế phối hợp với tổ cấp dưỡng và giáo viên đướng lớp.
d. Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, tổ cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên lớp.
Câu 8: Để đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ giáo viên cần lưu ý những điều gì?
a. Cân – đo tất cả trẻ hàng quí, đối với trẻ có dấu hiệu bất thường thì cân – đo hàng tháng.
b. Cân – đo – chấm biểu đồ cho tất cả trẻ hàng quí, đối với trẻ có dấu hiệu bất thường thì cân – đo – chấm biểu đồ hàng tháng.
c. Cân – đo chính sác đến con số lẻ, đảm bảo đúng yêu cầu đối với tất cả trẻ hàng quí. Trẻ có dâu hiệu bất thường thì cân – đo hàng tháng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng căn cứ vào bảng cân nặng, chiều cao theo tuổi WHO 2006, bảng cân nặng, chiều cao theo tuổi WHO 2007.
d. Căn cứ vào tháng tuổi, chiều cao, cân nặng trẻ để chấm biểu đồ.
Câu 9: Để đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cần dựa vào bao nhiêu tiêu chí?
a. 20 tiêu chí.
b. 50 tiêu chí.
c. 68 tiêu chí.
d. 100 tiêu chí.
Câu 10: Vì sao khẩu phần ăn cho trẻ phải đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm?
a. Phối hợp nhiều loại thực phẩm để thức ăn có nhiều màu sắc, hấp dẫn trẻ.
b. Phối hợp nhiều loại thực phẩm để các loại thực phẩm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiêu hóa, hấp thụ, giúp cho khẩu phần ăn thêm hoàn chỉnh.
c. Phối hợp nhiều loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng.
d. Câu a và b đúng.
Câu 11: Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên mầm non theo quyết định về chuẩn nghề nghiệp có mấy loại?
a. 5 loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
b. 5 loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém.
c. 4 loại: xuất sắc, khá, trung bình, kém.
d. 4 loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình.
Câu 12: Đồng chí hãy lựa chọn các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp mầm non gồm:
a. Gồm 3 lĩnh vực: lĩnh vực phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; lĩnh vực kiến thức; lĩnh vực kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu cụ thể.
b. Gồm 3 lĩnh vực: lĩnh vực phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; lĩnh vực kiến thức; lĩnh vực kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu cụ thể.
Câu 13: Dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới gồm mấy lĩnh vực?
a. Mẫu giáo 5 lĩnh vực và nhà trẻ 4 lĩnh vực.
b. Mẫu giáo 6 lĩnh vực và nhà trẻ 5 lĩnh vực.
c. Mẫu giáo 7 lĩnh vực và nhà trẻ 6 lĩnh vực.
d. Mẫu giáo 4 lĩnh vực và nhà trẻ 3 lĩnh vực.
Câu 14: Tư duy trực quan hình tượng là kiểu tư duy đặc trưng của lứa tuổi nào?
a. Từ 3 - 4 tuổi.
b. Từ 4 – 5 tuổi.
c. Từ 5 – 6 tuổi.
Câu 15: Thông tư 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của bộ GD và ĐT về ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non quy định hội thi cấp trường được tổ chức:
a. Mỗi năm 1 lần.
b. Hai năm 1 lần.
Câu 16: Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
a. Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức.
b. Phát huy tính tích cực của trẻ.
c. Dạy kiến thức cơ bản, vững chắc.
Câu 17: Nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ lĩnh vực phát triển thể chất phần phát triển vận động có mấy nội dung?
a. Tập làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp tay mắt.
b. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp với tay – mắt.
c. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp. Tập các cử động của bàn tay ngón tay và phối hợp tay – mắt.
d. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp. Tập các cử động của bàn tay ngón tay và phối hợp tay – mắt. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Câu 18: Bộ chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi Việt Nam gồm bao nhiêu lĩnh vực, bao nhiêu chuẩn và bao nhiêu chỉ số:
a. 4 lĩnh vực, 26 chuẩn, 120 chỉ số.
b. 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số.
c. 5 lĩnh vực, 28 chuẩn, 130 chỉ số.
d. 5 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số.
Câu 19: Theo quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) ban hành kèm theo thông tư số 26/2012/TT – BGDDT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo quy định các hình thức BDTX của giáo viên là:
a. BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với học sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm phường.
b. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.
c. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet).
d. Cả 3 ý trên.
Câu 20: Lập kế hoạch năm học có mấy nội dung?
a. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học, các chuyên đề trọng tâm trong năm học, chỉ tiêu cụ thể, biện pháp, dự kiến các chủ đề trong năm học.
b. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học, các chuyên đề trọng tâm trong năm học, biện pháp, dự kiến của các chủ đề trong năm học.
c. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học, các chuyên đề trọng tâm trong năm học, chỉ tiêu cụ thể, biện pháp.
d. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học, mục tiêu giáo dục (5 mặt phát triển) các chuyên đề trọng tâm trong năm học, chỉ tiêu cụ thể, biện pháp, dự kiến các chủ đề trong năm học.


Bạn tham khảo thêm các đề thi trắc nghiệm GVG mầm non sau:


Câu hỏi trắc nghiệm thi GVG mầm non (Đề 2)

Câu 1. Các nhóm kỹ năng sống dạy trẻ em ở lứa tuổi MN?
a. Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
b. Nhóm kỹ năng quán lý cảm xúc.
c. Nhóm kỹ năng học tập.
d. Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
e. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Tận dụng tình huống thực trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chị hãy cho ví dụ cụ thể:
(Đây chỉ là ví dụ gợi ý, mỗi giáo viên tự tìm và kể được 1 tình huống và cho vd cụ thể, khác nhau) sau khi chơi xong, trẻ để đồ chơi bừa bãi cô sẽ hỏi trẻ: con cất đồ chơi chưa? Để lớp học của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng, con phải làm gì? Con hãy cùng cất đồ chơi với bạn nhé! Cô hướng dẫn trẻ cùng dọn dẹp đồ dùng đồ chơi. Dần dần giáo viên đã hình thành ở trẻ kỹ năng biết phối hợp cùng bạn sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp…
Câu 3: Nội dung GD kỹ năng sống cho trẻ thực hiện trong chương trình GDMN thực hiện từ năm nào?
a. Năm 2008.
b. Năm 2009.
c. Năm 2010.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Mục tiêu GD kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
a. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống.
b. Biết được những điều nên làm và không nên làm.
c. Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý tình huống trong cuộc sống.
d. Khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
a. Làm gương/làm mẫu.
b. Trải nghiệm.
c. Tập luyện thường xuyên.
d. Trò chuyện, đàm thoại.
e. Giải quyết tình huống.
f. Tận dụng các tình huống.
g. Khen ngợi, động viên.
h. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Nêu mục tiêu GD kỹ năng sống cho trẻ MN?
a. Nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong CS, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự nhiên, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong CS, khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có khả năng trong CS, hài hòa trong tương lai.
b. Nhằm giúp trẻ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
c. Nhằm kích thích phát triển những chuản mực đạo đức của trẻ, tôn trọng đối xử với người xung quanh.
d. Câu b và c đúng.
Câu 7: Có mấy nhóm kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ mầm non, gồm những nhóm nào?
a. Có 5 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
b. Có 7 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
- Nhóm kỹ năng làm việc nhóm.
- Nhóm kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm.
c. Có 4 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
d. Có 6 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân.
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng học tập.
- Nhóm kỹ năng lãnh đạo.
- Nhóm kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 8: Để GD kỹ năng sống cho trẻ cần lồng ghép vào các hoạt động nào của lớp?
a. Tiến hành trong các hoạt động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, vui chơi, học tập, lễ hội, tham quan.
b. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập.
c. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan.
d. Tiến hành trong các hoạt động GD hàng ngày như: vui chơi, học tập, lễ hội, tham quan.
Câu 9: Nêu các kỹ năng sống mà chị đã dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường?
a. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
- Giao tiếp, tự tin: giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
- Yêu thương, đống cảm, chia sẻ: gói quà, làm thiệp tặng người thân, bạn bè các dịp lễ tết.
- Hợp tác, làm việc nhóm: tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn cùng hoàn thành công việc chung.
b. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
- Yêu thương, đống cảm, chia sẻ: gói quà, làm thiệp tặng người thân, bạn bè các dịp lễ tết.
c. Các kỹ năng sống dạy cho trẻ ở trong lớp, trong trường:
Giao tiếp, tự tin: giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
- Chăm sóc bản thân: VS cá nhân, cách ăn uống, trang phục phù hợp với thời tiết.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp: sắp xếp ĐDĐC đúng nơi quy định.
d. Câu a và c đều đúng.
Câu 10: Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp nào?
a. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Trải nghiệm.
- Tập luyện thường xuyên.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Giải quyết tình huống.
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
b. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Trải nghiệm.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
c. Để GD kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả, GV cần sử dụng các biện pháp sau:
- Làm gương/làm mẫu.
- Tập luyện thường xuyên.
- Trò chuyện, đàm thoại.
- Giải quyết tình huống.
- Khen ngợi, động viên kịp thời.
d. Câu b và c đều đúng.
Câu 11: Mục đích nào sau đây nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ?
a. Giúp cho trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
b. Giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
c. Giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống và đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 12: GV lồng ghép GD kỹ năng sống cho trẻ với chủ đề nào sau đây:
- Tất cả các chủ đề.
- Tất cả các chủ đề, trừ chủ đề nghề nghiệp và TGĐV.
- Chủ đề bản thân, GĐ.
- Tất cả các chủ đề trừ chủ đề Quê hương, Bác Hồ.
Câu 13: Độ tuổi (nhóp, lớp) MN nào thì cần được giáo dục kỹ năng sống?
- Mầm, Chồi.
- Lá.
- 0 đến 6 tuổi.
- Nhà trẻ.
Câu 14: Người GV cần làm gì để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất:
a. Rèn luyện bản thân.
b. Trau dồi kiến kiến thức.
c. Làm gương.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 15: Nêu một số trò chơi giáo dục giá trị kỹ năng sống cho trẻ MN?
Trò chơi: Cờ bay phấp phới, kéo co, rồng rắn lên mây, chìm chìm nổi nổi, bịt mắt đá bóng, trăng sáng, đi tìm động vật, thi tài kể chuyện, xứng lứa vừa đôi, xếp hình tiếp sức, mở ra cánh cửa bí mật, khu vườn kỳ diệu, ai khéo tay, trẻ đọc sách cùng cô, lá thăm may mắn, hãy gõ cửa 3 tiếng, sách số của bé…(Sách GD giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ MN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội).


Bạn tham khảo thêm các đề thi trắc nghiệm GVG mầm non sau:

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design