12/3/18

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MẦM NON (Đề 6)


I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 1 điểm)

Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong mỗi câu sau:


Câu 1: Đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ trong các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng mở nghĩa là:
    a. Giáo viên nên chuẩn bị đầy đủ, hoàn thiện và trưng bày để thu hút trẻ.
   b. Giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu, phế liệu, phế phẩm tận dụng, sưu tầm được để đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí.
    c. Giáo viên đề nghị nhà trường mua sắm và trang bị cho lớp vì bền và tiết kiệm thời gian.
    d.  Giáo viên chủ động lựa chọn và chuẩn bị trước một số phần cơ bản, trẻ tiếp tục tự làm hoặc nghĩ ra nhiều cách chơi trong quá trình hoạt động theo yêu cầu đề tài.

Câu 2: Khi tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động, vui chơi, học tập giáo viên cần quan tâm đến những yếu tố nào sau đây:
a. Mục đích tổ chức môi trường giáo dục. Các nhu cầu, sở thích của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ.

b. Không gian của lớp/trường. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.

c. Mục đích tổ chức môi trường giáo dục. Các nhu cầu, sở thích của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ. Không gian của lớp/ trường. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Môi trường phải linh hoạt, dễ dàng thay đổi theo mục đích giáo dục.

d. Mục đích tổ chức môi trường giáo dục. Các nhu cầu của trẻ. Các yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.

Câu 3: Nội dung tuyên truyền với phụ huynh ở lớp:
   a. Càng nhiều nội dung càng tốt.

   b. Nội dung tuyên truyền không nên ôm đồm, nội dung cần ngắn gọn.
   c. Nội dung tuyên truyền cần biên soạn lại để phù hợp với loại hình tuyên truyền.

   d. Câu b và c đúng.

Câu 4: Mục tiêu của việc phát triển vận động cho trẻ:

   a. Tăng cường tính độc lập, tự chủ.

   b. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin nhanh nhẹn khéo léo khỏe mạnh.

   c. Giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực.

    d. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Cần cho trẻ ăn muối Iốt để phòng bệnh:

   a. Còi xương.

   b. Quáng gà, mù mắt.

   c. Suy dinh dưỡng.

   d. Bướu cổ, đần độn.

Câu 6Trong qui chế nuôi dạy trẻ có mấy công tác đảm bảo an toàn cho trẻ?

    a.  6 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

    b. 7 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

    c. 8 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

    d. 9 công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

Câu 7. Đánh giá kết quả học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trên các hoạt động căn cứ:

    a. Dựa vào kết quả và sản phẩm cuối cùng của trẻ đạt được.

    b. Dựa vào quá trình hoạt động của cháu.

    c. Dựa vào lời nói của cháu.

    d. Cả a và c đều đúng.

Câu 8. Trong điều lệ trường mầm non qui định các hành vi không được làm:
   a. Xuyên tạc nội dung giáo dục; đối xử không công bằng đối với trẻ em, bớt xén phần ăn của trẻ em.

   b. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, bỏ  giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.

   c. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, xuyên tạc nội dung giáo dục, bỏ giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén chương trình. Đối xử không công bằng đối với trẻ em, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền, bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.

d. Cả a và b đều đúng.

Câu 9Chế độ ăn của trẻ béo phì như thế nào?
a. Khuyến khích trẻ ăn rau, quả tươi vì trong rau quả tươi có nhiều chất xơ, nên cho trẻ ăn đúng bữa ăn không ăn vặt.

b. Khi ăn tập cho trẻ có thói quen nhai kỷ, nuốt chậm, kéo dài thời gian ăn khiến thức ăn được tiêu hóa hấp thu.

c. Ăn ít chất béo, bột đường, không nên uống nước có gaz, không ăn nhiều bánh kẹo, hạn chế thời gian xem tivi và các trò chơi điện tử, không nên uống quá nữa lít sữa tươi nguyên kem trong một ngày.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 10: Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
     a. Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức.

     b.  Phát huy tính tích cực của trẻ.

     c. Dạy kiến thức cơ bản vững chắc.

     d. Cả 3 ý trên.

Câu 11: Nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là:
     a. Nghe, nói và làm quen với việc đọc.

     b. Nghe, nói và làm quen với việc viết.

     c.  Nghe, nói và làm quen với việc đọc và viết.

     d. Nghe, nói, đọc, viết thành thạo các chữ.

Câu 12: Khi bố trí sắp xếp đồ chơi trong lớp, nhóm theo bạn nên:

     a. Gọn gàng ngăn nắp, hấp dẫn mới lạ, phù hợp yêu cầu giáo dục và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

     b. Theo các góc chơi cố định và có ranh giới rõ ràng từ đầu năm đến cuối năm để trẻ dễ chơi dễ lấy – cất.

      c. Câu a và b đúng.

      d. Câu a và b sai.

Câu 13: Thực phẩm nào sau đây có hàm lượng chất béo cao nhất?
  a. Thịt heo.

  b. Đậu nành.

  c. Mè (vừng).

  d. Đậu xanh.

Câu 14: Bản chất của dạy – học tích cực là:
    a. Dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ mà giáo viên tổ chức các hoạt động tạo sự hứng thú, khai thác hứng thú hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được phát triển khả năng tự khám phá, tìm tòi trãi nghiệm.

    b. Tôn trọng chia sẽ động viên khích lệ để trẻ tham gia và bộc lộ yêu cầu ham muốn của trẻ, giúp đỡ trẻ, hỗ trợ để trẻ có điều kiện phát triển, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hoà nhập với môi trường xung quanh.

    c. Kích thích các động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức.

    d.  Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 15: Để phòng tai nạn xảy ra cho trẻ do bị ngạt nước, bạn cần lưu ý:
    a. Tuyệt đối không để thau, xô, chậu chứa nước trong nhóm lớp, khu vệ sinh của trẻ, hồ chứa nước trong nhà vệ sinh phải có nắp đậy.

    b. Thường xuyên theo dõi để mắt đến trẻ.

    c. Nhà vệ sinh luôn khô ráo và sạch sẽ.

    d.  Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 16:  Vận dụng hợp lý các phương pháp để tổ chức hoạt động cho trẻ là:

     a. Dựa vào phương pháp trò chơi là chủ yếu vì vui chơi là hoạt động chủ đạo.

     b. Dựa vào phương pháp thực hành, trải nghiệm là chính để trẻ được hoạt động một cách tích cực

     c.  Dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng tự khám phá, tìm tòi, trải nghiệm.

      d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 17:  Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non bao gồm:

      a. Hai lĩnh vực: Con người và môi trường; Con người và thế giới động- thực vật.

     b. Ba lĩnh vực: Con người và môi trường; Con người và hiện tượng thiên nhiên; Con người và thế giới động vật, thực vật.

      c.  Bốn lĩnh vực: Con người và môi trường; Con người và hiện tượng thiên nhiên; con người và thế giới động vật, thực vật; Con người và tài nguyên.

      d. Bốn lĩnh vực: Con người và môi trường; Con người và hiện tượng thiên nhiên; Con người và thế giới động vật; Con người và thế giới thực vật.

Câu 18: Nguồn nước sử dụng trong chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
  a. Sai, vì nước không có chất dinh dưỡng.

  b.  Đúng, vì trong nước thường tồn tại nhiều vi khuẩn, vi sinh, ấu trùng, mầm bệnh và các tác nhân hóa học như kim loại nặng…

  c. a, b đều đúng.

  d. a, b đều sai. 

II. Phần tự luận: (2 điểm)

Bạn hiểu thế nào là môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm?



Bài làm

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án trắc nghiệm:
1-d
2-c
3-d
4-d
5-d
6-a
7-b
8-c
9-d
10-b
11-c
12-a
13-c
14-d
15-d
16-c
17-c
18-b

Đáp án tự luận:
Môi trường học tập LTLTT là: Môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng GV: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi…


-         Làm phong phú các góc học tập trong lớp và ngoài trời.

-        Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

-         Tận dụng nguyên vật liệu có sẵn có ở địa phương.

-         Có nhiều cơ hội cho trẻ chọn lọc học liệu và hoạt động.

-         Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy.

-        Trẻ có thể chủ động, tích cực hoạt động: vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.


Bạn tham khảo thêm các đề thi khác DƯỚI ĐÂY:
ĐỀ 1
ĐỀ 2
ĐỀ 3
ĐỀ 4
ĐỀ 5
ĐỀ 7
ĐỀ 8
ĐỀ 9




0 nhận xét:

Post a Comment

 

Mầm non Template by Ipietoon Cute Blog Design